Một vòng quanh các món biến tấu từ măng tươi – đặc sản vùng Tây Bắc

Một vòng quanh các món biến tấu từ măng tươi – đặc sản vùng Tây Bắc

Măng tươi thì nhiều nhưng măng ở Tây Bắc rất khác

Tại Việt Nam, măng có rất nhiều. Thế nhưng người ta lại ấn tượng đặc biệt với măng tươi Tây Bắc. Họ tin rằng măng của núi rừng sẽ ngon hơn măng trồng nhà. Măng cũng rất dễ chế biến món ăn. Từ đó tạo thành hai tiếng “đặc sản”. Cùng điểm qua những món ngon từ măng tươi nhé.

Măng nướng

Người Tây Bắc rất thường dùng măng nướng trong bữa cơm hàng ngày. Người Mường, Thái, Tày,… lại càng thích hơn. Nhất là ở Mường Lò (tỉnh Yên Bái). Đây cũng đồng thời là món ngon khách du lịch rất yêu thích.

Để làm măng nướng, người ta phải chọn những cái măng đủ non. Rồi nướng bằng củi sao cho búp măng cháy đều, co quắp lại. Rồi bóc nhẹ từng mảng bẹ măng ra. Nước chấm dùng kèm là lá gừng, ớt, muối, tỏi, mắc khén,… Giã đều hỗn hợp này làm đồ chấm. Vị rất ngon vì có muối mặn, ớt cay, măng thì ngọt nên ăn rất thú vị. Những gia vị đều làm nên sự hài hòa của món ăn.

Măng nướng
Măng nướng

Măng ngâm ớt chua cay

Nhiều người dân tộc ở các vùng núi gần biên giới phía Bắc rất thích ăn măng ngâm chua cay. Nhất là vùng Bắc Kạn và Lạng Sơn. Măng ớt ở đây không chỉ là món ăn địa phương, mà đã trở thành biểu trưng cho nét văn hóa ẩm thực dân tộc độc đáo.

Măng ngâm ớt ở vùng này ngon đặc biệt bởi ngoài măng và các gia vị phổ biến thì người dân còn sử dụng quả mắc mật – loại quả chỉ mọc trên vùng núi đá phía Bắc, gia giảm cho thêm nồng nàn. Màu trắng nõn của măng xen lẫn màu đỏ tươi của ớt và màu xanh nâu của mắc mật rất bắt mắt, miếng măng có vị chua chua, cay cay, mùi thơm đặc trưng là món quà thắm đượm hương vị quê hương.

Măng ngâm ớt chua cay
Măng ngâm ớt chua cay

Măng chua ngâm ớt thường được cho vào nước chấm hay ăn kèm với những món ăn như vịt quay, thịt nướng, chân giò hầm, khâu nhục và làm nguyên liệu chính để chế biến các món ăn ngon như lẩu măng cay, ếch xào măng, bún măng thịt, canh cá nấu măng chua…

Một số món ăn khác

Có vô số loại măng có thể dùng để chế biến thực phẩm như măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng lý, măng trúc, măng giang, măng mai, măng tre… mỗi loại đều có hương vị riêng độc đáo mà thực khách dù thưởng thức một lần cũng không thể nào quên.

Nếu như măng nứa mỏng, trắng ngần, thích hợp để xào tỏi hoặc hầm với xương thì với đặc tính ngọt sắc như mỳ chính của măng vầu thì luộc hay xào đều rất thú vị. Măng sau khi được sơ chế hết lớp vỏ bọc đầy lông ngứa bên ngoài, được thả vào nước, đun sôi cùng chút muối để giảm vị chát đắng cố hữu và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Món xào
Món xào

Món măng được chấm cùng với muối vừng, xì dầu cay, muối ớt hay gia vị đặc biệt chế từ lá cây đều rất ngon. Đây cũng là món ăn đặc sản của các dân tộc đang sinh sống ở mảnh đất cao nguyên Mộc Châu – Sơn La.

Đề phòng khi ăn măng

hi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn.

Nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng. Acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa nhân dân ta dã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng.

Xem thêm thông tin về ẩm thực miền Bắc tại đây.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Hồng Minh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *