Lẩu mắm miền Tây: Ăn một lần là nhớ mãi về sau

Lẩu mắm miền Tây: Ăn một lần là nhớ mãi về sau

Lẩu mắm là một trong số biểu tượng của sự dân dã, bình dị ở miền Tây sông nước. Trong lẩu mắm có nhiều “topping” như thịt heo, tôm, cá, bông điên điển, cá chạch,… Một số nơi còn cho thêm hải sản như cua, mực. Nhưng không thể thiếu mắm cá linh, hoặc có thể dùng mắm cá sặc.

Lẩu mắm là lẩu thể loại thập cẩm

Gọi là thập cẩm nhưng có lẽ nguyên liệu trong lẩu mắm còn nhiều hơn thế. Ở Cần Thơ, lẩu mắm có trên dưới 20 vị. Đa dạng nhất là ở phần rau đi kèm. Đó là khổ qua, đọt chiếc, bắp chuối, đậu rồng, bông súng, cà phổi, cải bắc thảo, cần ta, ngó sen, ngò om, tần ô, ngò gai, rau ngổ, rau muống, rau mác, mướp, rau đắng, hẹ, cải xanh, rau dừa, càng cua, giá tươi,… Một số nơi có thêm bông đũa so, điên điển, rau muống,… Miền Tây là thế, luôn “tận dụng” cây nhà lá vườn. Mà toàn là rau ngon mà thôi.

Lẩu mắm là lẩu thể loại thập cẩm

Rau được ngắt thành đoạn ngắn vừa ăn. Nồi lẩu đang sôi thì phải cho rau vào rồi vài phút gắp ăn là vừa. Ăn rau là phải kèm miếng topping như thịt, tôm để vị béo của topping hòa quyện vào nhau. Dùng đũa khuấy đều các loại rau trong lẩu, liệu chừng chúng hơi héo thì gắp ra ngay, cho vào miệng. Nóng. Nhưng vừa ăn vừa lắng nghe vị ngọt của rau này hòa vị đắng của rau nọ, giòn giòn, lại điểm xuyết thêm vị cay nồng thơm của ớt hiểm xanh và vị cay ấm của sả bằm. Phải nói ăn tươm mồ hôi, chảy nước mũi mới “đã” cái thần hồn, dù là ăn trong một chiều đông lạnh giá hay trong một ngày hè oi bức nóng.

Rất nhiều loại rau dùng kèm với lấu mắm
Rất nhiều loại rau dùng kèm với lấu mắm

Chọn mắm cũng rất quan trọng

Để chế biến được món lẩu mắm thơm ngon, việc lựa chọn cá để làm mắm vô cùng quan trọng. Thông thường, loại cá được sử dụng phổ biến để làm món lẩu mắm là cá linh và cá sặc. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì chỉ có loại cá này mới không gây mùi tanh và khó chịu cho người ăn.

Sau khi nấu cho cá rục xương, người chế biến sẽ lọc lấy phần xương và giữ lại phần nước. Để giảm mùi tanh, sử dụng củ sả tươi là điều cốt yếu cần phải thực hiện. Song song với đó, một số nguyên liệu khác cũng được ưu tiên để chế biến nước dùng.

Nước mắm cá phải được chế biến trong khoảng thời gian nhất định để vừa giữ được hương vị của cá, vừa không gây ngán khi ăn. Đặc biệt, người pha nước mắm phải áp dụng đúng công thức để mắm không quá mặn, gây lấn át các hương vị khác.

Để món lẩu mắm ngon, phức tạp nhất vẫn là công đoạn chế biến nước dùng làm lẩu. Mặc dù tên gọi là lẩu mắm nhưng món lẩu này không đơn thuần chỉ là mắm mà còn có rất nhiều nguyên liệu khác. Bên cạnh nước mắm pha loãng, người chế biến còn cho thêm nước dùng được ninh từ xương heo và nước dừa để tăng hương vị đậm đà cho món ăn.

Món ăn đậm đà vị quê hương
Món ăn đậm đà vị quê hương

Món ăn đậm đà vị quê hương

Với những người dân miền Nam, dù đi đâu về đâu thì lẩu mắm vẫn là món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Cái chân chất, bình dị, lam lũ nơi vùng sông nước thơ mộng ẩn chứa rõ trong từng nguyên liệu chế biến món ăn. Để rồi dù ở bất cứ phương trời nào, nhìn thấy lẩu mắm, những đứa con xa quê vẫn luôn nhớ về miền Tây thân thuộc.

Riêng những khách du lịch đến với vùng đất này cũng không thể nào quên được; nhất là hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món lẩu mắm; cũng như cái tình của người dân nơi đây. Dẫu cuộc sống thay đổi, con người có đầy đủ vật chất; thì món ăn này vẫn theo người miền Tây trong suốt hành trình dài.

Xem thêm tin tức về ẩm thực miền Nam tại đây.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Hồng Minh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *