Hướng dẫn tự làm kẹo cu đơ siêu đơn giản

Hướng dẫn tự làm kẹo cu đơ siêu đơn giản

Một trong những đặc sản thú vị nhất của Hà Tĩnh là kẹo cu đơ. Đây là một loại kẹo đậu phộng được chế biến từ mật mía, mạch nha, đường, gừng, mè. Người ta dùng một miếng bánh tráng để lót, rồi để hỗn hợp lạc, mật mía, mạch nha, đường,… lên rồi lấy miếng bánh tráng khác đắp lên. Ăn kèm với kẹo cu đơ là thức uống kinh điển trà xanh. Đây vẫn là thức uống quen thuộc của người dân miền Trung, miền Bắc. Tối tối trời lạnh, cả nhà ngồi quây quần bên nhau chia nhau miếng cu đơ. Rồi rót ra những cốc nước trà xanh nóng hổi nhâm nhi cùng nhau. Quả là một không khí ấm áp mà rất nhiều người con xa quê luôn mong mỏi. 

Có thể làm kẹo cu đơ tại nhà không?

Có rất nhiều cơ sở sản xuất và bán kẹo cu đơ. Đó chính là nơi bán đặc sản để người người mua về làm quà. Đi Hà Tĩnh về mà không biếu hàng xóm miếng cu đơ thì quả là thiếu đi chút gì đó. Có nhiều người rất thích món ăn vặt này. Nhưng liệu lúc nào cũng sẵn sàng về Hà Tĩnh để mua lại cu đơ Hà Tĩnh không? Tất nhiên là không. Và may mắn là bạn vẫn có thể tự làm tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian.

Có thể làm kẹo cu đơ tại nhà
Có thể làm kẹo cu đơ tại nhà

Nguyên liệu cần có

  • Bánh đa vừng loại mỏng: 16 cái
  • Lạc: 2gr
  • Mật mía: 1gr
  • Nước cốt gừng: 1 muỗng súp
  • Gừng sợi: 1 muỗng súp
  • Mẻ (Vừng) rang
  • Bột mạch nha: 1/2gr
Một số nguyên liệu cần có
Một số nguyên liệu cần có

Hướng dẫn thực hiện

  • Đậu rang vàng giòn, sàng bỏ vỏ
  • Bánh tráng cắt thành miếng tròn hoặc hình gì tùy thích.
  • Bắc chảo cho mật mía vào đun cho tan chảy, cho thêm nước cốt gừng và bột mạch nha vào đảo đều tới khi mật mía đông đặc.
  • Muốn thử mật mía đã đông chưa, bạn lấy chén nước lạnh rồi nhỏ một giọt mật vào đấy, nếu Mật ngả vàng ta cho lạc, gừng thái sợi vào đảo đều cho hỗn hợp sánh quyện.
  • Đổ hỗn hợp kẹo lạc nóng lên một chiếc bánh tráng, dàn mỏng đều, rắc vừng rang rồi úp chiếc khác lên, vậy là bạn đã có kẹo cu đơ giòn ngọt ai cũng thích.

Nguồn gốc của cái tên “cu đơ”

Trước năm 1945, nghề nấu kẹo vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên, sau nạn đói khủng khiếp vào năm 1945, nghề kẹo lạc đã phát triển mạnh mẽ. Trong số những người bán kẹo lạc ở chợ thì kỹ thuật nấu kẹo lạc của ông Cu Hai là nổi trội hơn hẳn người khác. Ông chọn loại mật vàng sáng, không gợn, không cặn. Lạc nhặt về bỏ hết hạt lép, chỉ dùng loại to, bóng mẩy. Miếng kẹo cu đơ ông Cu Hai làm ra không quá mềm, cũng không quá cứng. Bởi thế, sản phẩm của ông Hai được thực khách đánh giá là đẹp về hình thức và ngon về chất lượng.

Cái tên của kẹo rất thú vị
Cái tên của kẹo rất thú vị

Sau thời gian đắt khách, đắt hàng, ông Cu Hai bèn tăng giá bằng cách thu nhỏ kích cỡ của thỏi kẹo lại. Thỏi kẹp từ hình thù to, đẹp nay nhỏ lại trông thấy. Cho nên nhiều thực khách đã trêu đùa và viết bài thơ “nhắn gửi cu đơ” và lén dán bài thơ vào cái cọc gỗ ở ngõ nhà ông cu Hai.

Sau năm 1945, trong một buổi lao động tập thể của Đoàn Thanh niên Cứu quốc xã Mỹ Hoà (làng Gôi Mỹ và làng Hoà Bình hợp nhất), một số người chưa quen lao động, thấm mệt, bỏ về sớm, thì ông Nguyễn Việt Dũng (hiện cư trú tại tổ 20, phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang) buột miệng đùa: “Cố làm thêm lúc nữa, rồi ta đi ăn kẹo Cu Đơ”.

Xem thêm tin tức về ẩm thực miền Trung tại đây.

Trích dẫn từ nauankhongkho.com

Hồng Minh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *