Ăn thử khoai xéo miền Trung đậm chất quê hương

Ăn thử khoai xéo miền Trung đậm chất quê hương

Trước đây, khoai xéo là món ăn cho nhiều người chống chọi lại thời kỳ khó khăn. Thời điểm đó, khoai, sắn, đậu là đồ ăn thay cơm, thay gạo.

Khoai xéo đã đi vào dĩ vãng?

Ngày nay, trên mâm cơm đầy các món thịt, cá, hải sản,… Có vẻ như người ta đã dần lãng quên đi nồi khoai xéo ngày nào. Và cũng dần quên đi những tháng ngày sống trong khổ cực. Khi cơm không đủ ăn, phải độn kèm khoai, kèm sắn cho no bụng. Khoai xéo là nấu kèm lạc, đậu để ăn dài ngày. Nhưng đến nay, nhiều nhà vẫn không thể quên được món ăn này. Khi dầu mỡ trong cá, thịt làm con người ta bị ngán; thì các món khoai có thể làm ta bớt ngán hơn.

Bạn có biết vì sao đặt tên là khoai xéo không? Đơn giản là vì trong công đoạn chế biến, ta phải dùng đũa để xéo, nghiền khoai ra cho nát.

Vẫn còn món khoai xéo trong bữa ăn gia đình

Cho đến nay, nhiều người vẫn thích món ăn này trong bữa ăn gia đình. Khoảng độ tháng 3, tháng 4 là mùa thu hoạch khoai. Bố mẹ sẽ chọn những củ khoai to nhất để làm món ăn. Họ rửa sạch, thái mỏng rồi đem phơi. Sau hai lượt nắng gay gắt của dải đất miền Trung, miếng khoai khô cong queo được cất vào túi bóng để dành mùa đông nấu ăn sáng.

Vẫn còn món khoai xéo trong bữa ăn gia đình
Vẫn còn món khoai xéo trong bữa ăn gia đình

Đâu chỉ có khoai khô được gói ghém cẩn thận mà cả những bao tải hạt đậu trắng, đậu đen, đậu phộng cũng được mẹ cất sẵn, chuẩn bị cho mùa lạnh.

Khi rặng phi lao gần nhà bắt đầu rụng lá, những cơn gió heo may làm nứt nẻ cả làn da rám nắng, cũng là lúc những miếng khoai khô được đem ra sử dụng. Hạt đậu trắng và hạt đậu phộng được đun mềm trước khi đổ mớ khoai khô vào đun sôi. Nếu năm nào được mùa gạo nếp, mẹ lại cho thêm vào nấu cùng để có độ dẻo.

Cảm giác làm món gợi lại ký ức trẻ thơ

Đun nồi khoai cho tới khi cạn nước, miếng khoai, hạt đậu, hạt lạc mềm nhũn, những hạt nếp chín dẻo, mẹ cho thêm một vài thìa đường cho có độ ngọt. Lúc này đến lượt công đoạn cuối cùng và cũng là quan trọng nhất: xéo khoai.

Xéo khoai là cả một nghệ thuật. Để xéo được khoai, có thể dùng hai chiếc đũa bếp bản to, đặt chéo nhau rồi liên tục dùng tay ép miếng khoai cho nát. Nếu không, có thể dùng chiếc chày, giã mạnh ngay trong nồi. Xéo khoai phải được làm khi nồi khoai còn nóng. Mỗi khi nồi khoai xéo xong, mấy anh em lại mỗi đứa một bát chờ chực để mẹ chia phần.

Những bát khoai xéo ăn trừ bữa cũng chẳng xa lạ gì với nhiều người con vùng quê. Và giờ đây, nhắc đến khoai xéo, nhiều người bỗng giật mình rưng rưng nhớ về những tháng ngày vất vả, bữa ăn gắn với củ khoai, hạt đậu.

Khoai lang có nhiều dinh dưỡng
Khoai lang có nhiều dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong khoai lang

Tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau:

  • Canxi: 38mg
  • Chất xơ: 3,3g
  • Năng lượng: 90kcal
  • Chất béo: 0,15g
  • Folate (Vitamin B9): 6 μg
  • Sắt: 0,69mg
  • Magie: 27mg
  • Mangan: 0,5mg
  • Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
  • Phốt pho: 54mg
  • Kali: 475mg
  • Đạm: 2g
  • Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
  • Natri: 36mg
  • Kẽm: 0,32mg
  • Tinh bột: 7,05g
  • Đường: 6,5g
  • Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
  • Vitamin A: 961 μg
  • Vitamin B6: 0,29mg
  • Vitamin C: 19,6mg
  • Vitamin E: 0,71mg

Khoai lang có lượng magie cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Người bị thiếu magie có liên quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó, việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo lắng.

Xem thêm tin tức về ẩm thực miền Trung tại đây.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Hồng Minh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *