Vòng quanh thế giới ngắm các loại bánh mừng năm mới

Vòng quanh thế giới ngắm các loại bánh mừng năm mới

Vào dịp năm mới, mọi người sẽ cùng nhau sum vầy bên gia đình, cùng thưởng thức những món ăn, những loại bánh mừng năm mới. Những món bánh truyền thống mang đến những ý nghĩa tốt lành, hy vọng một năm mới tràn ngập may mắn. Nếu Việt Nam có bánh chưng, bánh tét thể hiện lòng tôn kính của người đời đối đất trời với cha ông. Thế bạn đã từng hỏi, ở các đất nước khác, năm mới họ có ăn những loại bánh đặc biệt không? Ý nghĩa tốt đẹp mà các loại bánh đó mang đến là gì? Vì sao họ lại ăn nó vào ngày đầu năm mới?

Mỹ

bánh mừng năm mới mỹ

Hoppin ‘John là món ăn năm mới có truyền thống lâu đời và đặc biệt phổ biến tại miền Nam nước Mỹ. Món ăn này gồm có các loại đậu, rau được nấu cùng thịt lợn và gạo, ăn với bánh ngô. Món ăn này mang ý nghĩ về sự giàu có và mùa màng bội thu; với các loại đậu tượng trưng cho tiền xu, các loại rau mang sắc xanh của đồng đô la và bánh ngô mang màu vàng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, món ăn là sự kết hợp của ẩm thực châu Phi và Tây Ấn, đã phổ biến tại Mỹ từ thế kỷ XVI.

Tây Ban Nha

bánh mừng năm mới

Người Tây Ban Nha có một truyền thống đón năm mới khá thú vị, đó là họ sẽ ăn 12 quả nho trong 12 tiếng chuông ngân vang đầu tiên của năm mới. Khi giao thừa đã điểm, nhà thờ sẽ rung lần lượt 12 tiếng chuông và mọi người, từ già, trẻ, lớn, bé sẽ cùng nhau quây quần, ăn mỗi quả nho sau mỗi tiếng chuông ngân. Phong tục truyền thống này bắt đầu từ thế kỷ XX, khi sản lượng nho thu hoạch được quá lớn và người ta cần tìm ra cách tiêu thụ hết. Từ đó đến nay, phong tục này vẫn được duy trì và lan rộng đến nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha tại Nam Mỹ. 12 quả nho cũng tượng trưng cho hy vọng về 12 tháng ngọt ngào trong năm.

Nhật Bản

bánh mừng năm mới

Từ năm 1873, năm mới của người Nhật bắt đầu chuyển sang ngày Tết dương lịch hằng năm. Thay vì cùng đón Tết Nguyên Đán như các quốc gia Châu Á khác. Tuy vậy, người dân Nhật Bản vẫn giữ nguyên được những nét truyền thống trong văn hóa đón Tết; đặc biệt trong ẩm thực. Mọi người vẫn cùng nhau tiếp đãi nhau; cùng nhau ăn những món ăn truyền thống nhằm hy vọng nhiều thành công trong năm mới đến.

Đặc biệt phải kể đến bánh Mochi, một loại bánh truyền thống làm từ gạo của người Nhật. Nhìn bề ngoài mochi được làm từ bột gạo nếp khá giống với bánh dày của Việt Nam. Theo quan niệm của người Nhật, gạo chính là tinh hoa, tinh túy chọn lọc của đất trời. Nó tượng trưng cho món quà mà thần linh ban tặng cho con người. Nếu ăn bánh mochi vào năm mới, sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc và sức khỏe trong năm mới.

Mexico

bánh mừng năm mới

Tại Mexico, vào những ngày đầu năm mới, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những chiếc bánh được gói bằng lá ngô. Bánh Tamales được làm đa dạng với nhiều loại nhân khác nhau tùy vào khẩu vị của từng gia đình. Nhân ngọt được làm từ bột ngô, hạt ngô và phô mai, nhân mặn sẽ được cho thêm ít thịt băm có thể là thịt gà, lớn,.. Nếu làm Tamales chay thì các loại rau cũ sẽ được ưu tiên. Bánh sẽ được gói trong lá ngô, loại lá tưởng chừng vô dụng nhưng lại rất đặc biệt trong món bánh này của người Mexico.

Khi làm loại bánh này, cả gia đình từ lớn đến bé đều có thể làm và rất đơn giản. Người Mexico sẽ thường làm bánh vào đúng đêm giao thừa. Những nồi bánh hấp tỏa hương thơm của lá ngô sẽ khiến cả nhà không khỏi thèm thuồng. Ngoài việc, mang đến ý nghĩa tiễn đưa năm cũ chào đón năm mới; Tamales còn tượng trưng cho sự sum họp đoàn tụ của gia đình.

Hà Lan

bánh mừng năm mới

Để chào đón một năm mới, người Hà Lan thường ăn món bánh Oliebollen. Món bánh này, tượng trưng cho những điều đã qua trong năm cũ và sẵn sàng chào đón những điều tốt lành từ năm mới. Bởi, Oliebollen có nghĩa là “cũ và mới”.

Đây là một loại bánh rán được làm từ bột mì ở lớp vỏ bên ngoài. Bên trong, người Hà Lan sẽ cho các loại nhân khác nhau tùy theo sở thích của gia đình; đó có thể là hạnh nhân, táo, nho, dứa,… Sau khi bánh được chiên lên thật vàng đều và phồng lên; người Hà Lan sẽ phủ lên đó một ít đường hạt nhỏ.

Đức – Áo

Marzipanschwein

Món bánh Marzipanschwein có hình dạng những chú heo xinh xắn chính là món ăn truyền thống dịp năm mới của người Đức và Áo. Bánh được làm từ hạnh nhân hoặc socola với nhiều hình dạng các chú heo khác nhau. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trên bàn ăn trong đêm giao thừa của người dân ở 2 quốc gia này.

Bánh Marzipanschwein thể hiện sự may mắn đủ đầy cho một năm mới. Với ý nghĩa đặc biệt và hình dáng đáng yêu của bánh Marzipanschwein; người Đức thường dùng nó làm quà tặng cho nhau vào năm mới.

Đan Mạch – Na Uy

Kransekage

Đến với những ngày đầu năm mới ở Đan Mạch hoặc Na Uy, bạn sẽ được thưởng thức những tháp bánh vòng hoa. Được gọi với cái tên Kransekage; món bánh này được làm từ hạnh nhân, đường, lòng trắng trứng theo dạng vòng tròn với nhiều kích thước từ lớn đến bé. Các vòng tròn xếp chồng lên nhau theo thứ tự lớn ở dưới bé ở trên theo dạng hình tháp.

Kransekage tượng trưng cho sự may mắn và bến chặt, hy vọng năm mới được tốt đẹp và an lành. Ngoài việc dùng để đón năm mới, Kransekage còn được dùng trong lễ cưới nhằm chúc phúc cho các cặp đôi trăm năm hạnh phúc. Ở giữa bánh, người Đan Mạch và người Na Uy sẽ đặt một chai rượu vang; bên ngoài trang trí bằng những lá quốc kỳ và năm mới hay hình ảnh cặp đôi vào lễ cưới.

Wow Wow Wow, mọi người đã thấy thèm chưa nhỉ? Đã thấy muốn được thưởng thức ngay một trong những loại bánh trên vào dịp năm mới đến này chưa? Đã thấy nôn nao chờ đón một năm mới tràn đầy hạnh phúc và thành công chưa nào?

Dù gì đi chăng nữa thì cũng không quên những nồi bánh chưng, bánh tét đang bùn bùn lửa vào những đêm cận Tết nhé. Còn gì bằng những cảm xúc ấm áp, hạnh phúc cùng gia đình quây quần bên nhau. Cùng thưởng thức các món ăn truyền thống cho năm mới, những món bánh mang đậm chất Việt ngày Tết.

Trích dẫn từ blog.btaskee.com
Mỹ Duyên

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *