Vấn đề cholesterol ở trẻ, nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa

Vấn đề cholesterol ở trẻ, nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa

Chúng ta thường nghĩ cholesterol chỉ có tác động đến người lớn. Và trẻ nhỏ dường như được ‘an toàn’. Tuy nhiên trên thực tế, nồng độ cholesterol cao là một tác nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Và điều đó có thể có nguồn gốc từ tuổi thơ. Sự gia tăng đáng kể tỷ lệ trẻ em béo phì hiện nay đang đặt trẻ em đối mặt với nguy cơ chịu tác động của cholesterol ở trẻ sớm và lâu dài hơn.

Trẻ em béo phì có nguy cơ có cholesterol cao

Cholesterol là gì?

Đây là một chất béo được sản xuất ở gan. Đây là chất béo do cơ thể tạo ra và được sử dụng để tạo nên các màng tế bào cũng như một số hormon. Cơ thể bạn nhận được chất này để hoạt động bình thường từ 2 nguồn: do gan do gan sản xuất khoảng 1.000 milligram mỗi ngày; phần còn lại đến từ thức ăn hàng ngày.

Trẻ em nếu có tỉ lệ cholesterol cao có nghĩa là sẽ chịu tác động lâu dài của các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ hơn là khi vấn đề này gặp ở người trưởng thành

Việc biết được nồng độ cholesterol ở trẻ là một điều quan trọng. Đặc biệt nếu tiền sử gia đình của trẻ có người mắc cholesterol cao hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.

Gan tạo ra cholesterol để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng hấp thu cholesterol từ thực phẩm ăn vào hằng ngày. Gồm các thực phẩm từ động vật như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa.

Sự khác biệt giữa mức LDL và mức HDL là gì?

Sự khác biệt giữa mức LDL và mức HDL là gì?

Cholesterol di chuyển trong máu nhờ vào những khối phân tử khác nhau, gọi là Lipoprotein.

Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low-density lipoprotein) vận chuyển cholesterol tới tế bào. Đây là lý do tại sao chúng bị xem là cholesterol “xấu”. Một số người có cơ địa tổng hợp nhiều LDL cholesterol. Bên cạnh đó, việc ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hay nhiều cholesterol cũng làm tăng lượng LDL trong máu.

Lipoprotein tỉ trọng cao (High-density lipoprotein) tách cholesterol ra khỏi máu. Nó được xem như là cholesterol “tốt”. Lượng HDL phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. Tập thể dục giúp cơ thể tăng sản xuất HDL. Hạn chế dùng các chất béo chuyển hóa và tuân theo chế độ ăn lành mạnh cũng giúp tăng lượng HDL.

Điều này giải thích vì sao quá nhiều LDL cholesterol là có hại cho cơ thể và nhiều HDL thì lại tốt hơn. Khi xem xét lượng cholesterol toàn phần. Chúng  ta cần xét đến sự cân bằng giữa các thành phần. Nếu tổng lượng cholesterol cao là do nhiều LDL. Nguy cơ chủ thể bị bệnh tim mạch hay đột quỵ sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu nhiều HDL là nguyên nhân khiến tổng lượng cholesterol trong máu cao, khi đó nguy cơ có thể không tăng.

Cholesterol cao trong máu gây hại thế nào đến sức khỏe?

Cơ thể trẻ cần một số cholesterol để bảo vệ dây thần kinh. Thành lập mô và sản xuất một số nội tiết tố (hormone) nhất định. Nhưng nếu quá nhiều cholesterol lại làm hại các mạch máu. Bằng cách bám vào và tạo các khối xơ vữa ở thành mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng những mảng xơ vữa này đã có khả năng hình thành từ lúc trẻ nhỏ. Ngoài ra càng dễ hình thành hơn ở trẻ có nồng độ cholesterol trong máu cao.

Nồng độ cholesterol trong máu cao gây tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Nguy cơ sẽ tăng ở những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim, người bị tiểu đường, dư cân hay béo phì. Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, lối sống thụ động, và người hút thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc con bạn có cần kiểm tra về lượng cholesterol hay không.

Làm sao biết trẻ bị cao Cholesterol?

Để kiểm tra lượng cholesterol, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành “xét nghiệm mỡ máu”. Việc kiểm tra này hay chỉ được thực hiện khi gia đình có tiền sử cao cholesterol hoặc trẻ bị bệnh tiểu đường.

Mức Cholesterol ở trẻ bao nhiêu là phù hợp?

Nếu bác sĩ ra chỉ định “xét nghiệm mỡ máu” thì bạn nên hỏi xem mức cholesterol nào là phù hợp với tuổi và sự phát triển của trẻ. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (the American Academy of Pediatrics) khuyến cáo chung về mức cholesterol cho trẻ em và thiếu niên từ 2 – 19 tuổi như sau:

Cholesterol toàn phần (mg/dL)

  • Chấp nhận: <170
  • Giới hạn:     170-199
  • Cao:             >= 200

Cholesterol LDL (mg/dL)

  • Chấp nhận:  <110
  • Giới hạn:     110-129
  • Cao:             >=130

Những cách giúp phòng ngừa Cholesterol trong máu cho trẻ nhỏ

Khích lệ trẻ chơi các trò vận động mà chúng thích

Giúp trẻ duy trì cân nặng bằng cách giáo dục trẻ cách chọn chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thể thao thường xuyên.

Cho trẻ ăn ít nhất 5 phần rau củ và trái cây mỗi ngày. Kết hợp với những thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol như ngũ cốc và cá. Khuyến khích trẻ không sử dụng loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chuyển hóa, làm tăng lượng cholesterol. Nên hạn chế lượng cholesterol ăn vào.

Bên cạnh đó giúp trẻ tạo lập những thói quen lành mạnh liên quan đến các vận động thể lực. Khích lệ trẻ chơi các trò vận động mà chúng thích. Cả gia đình nên cùng tham gia các hoạt động tập thể như đi bộ, chạy xe đạp, chơi bowling…. Hãy hạn chế thời gian trẻ ngồi trước màn hình để xem tivi hoặc chơi game.

Trẻ có phải dùng thuốc để giảm lượng Cholesterol trong máu?

Nếu trẻ được xác định là có lượng cholesterol máu cao. Và trong khi chế độ ăn và việc tập thể dục không giúp giảm cholesterol. Đặc biệt đối với trẻ bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì. Khi đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc làm giảm cholesterol. Không phải tất cả các thuốc đều an toàn cho trẻ. Chính vì vậy không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ thông qua.

Trích dẫn từ yhoccongdong.vn

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *