Việc chăm sóc để con khỏe, cân nặng của trẻ ra sao và ít ốm vặt là thử thách với bất kỳ bà mẹ nào. Cùng xem đọc qua những bí quyết sau đây mà FLT chia sẽ đến bạn để con thoát khỏi chậm tăng cân. Phát triển tốt về thể lực và trí tuệ.
Mục lục
Chăm con kĩ những trẻ vẫn gầy và chậm tăng cân?
Đây thực sự là nỗi lo của nhiều bà mẹ trẻ. Có những bà mẹ rất chăm con nhưng bé vẫn bị chê còi, gầy. Điều này vô tình làm mẹ cảm thấy áp lực. Dẫn đến ép con ăn nhiều hơn để trẻ tăng cân. Về lâu dần có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.
Trước đây, chỉ khi nào bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng thì gia đình mới cho bé đi khám – tư vấn dinh dưỡng. Hiện tại, bé chỉ cần biếng ăn vài ngày hoặc không tăng cân trong 1 – 2 tháng là đã làm ba mẹ lo lắng, bất an. Trong quá trình phát triển, tăng cân là thước đo giúp ba mẹ nhận diện bé nhận đủ hoặc thiếu năng lượng và các dưỡng chất theo nhu cầu. Chỉ cân nặng của trẻ phù hợp với thể trạng thì mới tăng chiều cao tốt.
Trẻ hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến chậm tăng cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết cân nặng của các bé sẽ tăng gấp 2 lần khi 4 tháng tuổi. Và tăng gấp 3 lần khi 1 tuổi so với cân nặng lúc mới sinh ra. Những bé phát triển chậm sẽ không đạt lộ trình cân nặng này được coi là kém hấp thu.
Kém hấp thu thường xảy ra ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Do ảnh hưởng trong quá trình xử lý các bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…)
- Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất cân bằng.
- Trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán, các loại ký sinh trùng đường ruột khác
- Hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất.
Khi tình trạng kém hấp thu kéo dài, hệ lụy là bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Điều này dẫn đến bé càng chậm phát triển.
Đây là vòng luẩn quẩn bệnh tật rất khó thoát ra. Chưa kể, bé thiếu dinh dưỡng và ốm yếu còn dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học tập trước mắt và có thể kéo dài về sau.
Để khắc phục tình trạng này, các mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây. Sẽ giúp con vừa tăng cân hiệu quả lại vừa cải thiện thói quen ăn uống lành mạnh và an toàn
Cân đối lại chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học
Bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ăn dặm đúng thời điểm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi việc cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi không đem lại bất kỳ hiệu quả nào. Mà ngược lại còn có thể khiến bé gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa. Một khẩu phần ăn khoa học cần đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Lên thực đơn khoa học và cho bé ăn theo nhu cầu, đúng thời điểm
Mỗi khi đói, dạ dày sẽ tiết nhiều enzyme hơn. Kích thích khả năng ăn uống, giúp con ăn nhiều và ngon miệng hơn. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu và giúp con hình thành thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa. Mỗi ngày, ngoài 3 bữa chính mẹ nên cho bé ăn 3 – 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cách nhau khoảng 2 tiếng, để hệ tiêu hóa của con nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả.
Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý
Mẹ hãy giúp bé hình thành thói quen đi bộ, thể dục thể thao nhẹ nhàng. Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy hiệu suất làm việc của hệ tiêu hóa. Đơn giản, mẹ có thể cùng bé tập những động tác vươn vai. Hít thở hoặc chạy bộ ở công viên từ 15 – 30 phút đã giúp cơ thể con đốt cháy năng lượng, tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên giúp bé ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ. Cho con tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi và căng thẳng.
Với những bí quyết này, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh và gạt bỏ đi những nỗi lo về cân nặng của trẻ.
Trích dẫn từ laodong.vn
Mỹ Hẹn