Note lại những lưu ý khi nuôi nấng trẻ ở lứa tuổi mầm non

Note lại những lưu ý khi nuôi nấng trẻ ở lứa tuổi mầm non

Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập ở trường. Chính vì thế trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Ba mẹ cần trang bị nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học và đúng cách.

Tháp dinh dưỡng mầm non

Tháp dinh dưỡng mầm non

Tháp dinh dưỡng cung cấp thông tin về các nhóm thực phẩm nên và không nên dùng trong bữa ăn hàng ngày. Mục đích chính là để giúp cha mẹ xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ dưỡng chất cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Áp dụng tháp dinh dưỡng vào chế độ ăn của trẻ sẽ giúp cha mẹ dễ dàng lựa chọn thực phẩm cho những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất. Đồng thời, tháp dinh dưỡng cũng nhắc nhở chúng ta về những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Từ đó, cha mẹ có thể biết nên cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ. Tránh trường hợp trẻ ăn quá nhiều một loại thực phẩm dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.

Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non cũng khác so với tháp dinh dưỡng của những độ tuổi khác. Cha mẹ không nên áp dụng tháp dinh dưỡng của người lớn hay của đối tượng khác vào chế độ ăn uống của trẻ mầm non. Nếu muốn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho trẻ mầm non.Bạn có thể tham khảo tháp dinh dưỡng dưới đây.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn mầm non

Phụ huynh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Phụ huynh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này, việc ăn uống của trẻ đã gần giống như người lớn. Trẻ đã có thể tham gia cả 3 bữa ăn chính cùng gia đình và ít nhất là 2 bữa phụ khác. Bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm; chất béo;tinh bột; vitamin và khoáng chất.

Thức ăn tinh bột

Có mặt trong 3 bữa chính và một số bữa phụ của bé: gồm cơm, khoai tây, khoai lang, mì và những thức ăn từ tinh bột như bánh mì, bánh ngọt….

Hoa quả và rau xanh

Trong thức ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học. Đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau xanh còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Chính vì vậy cần ít nhất một phần rau xanh trong bữa ăn của bé. Hoa quả thì có thể cho bé ăn thường xuyên hơn.

Trong thức ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng.

Thức ăn giàu protein và chất sắt

Có mặt trong ít nhất 2 bữa chính của bé gồm thịt, cá, trứng, các loại hạt.

Sữa, sữa chua và phô mai

Có thể cho bé ăn 3 loại này thành 3 phần trong ngày. Thực phẩm chứa sữa giàu caxi tốt cho xương của trẻ. Cũng có thể cho các trẻ uống thêm sữa nhưng không quá 350ml/ngày. Uống nhiều sẽ khiến trẻ bị no, giảm cảm giác thích thú khi ăn.

Đồ uống

Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non có thể uống tới 6 ly nước/ngày  (nước lọc và nước hoa quả). Trẻ ở tuổi mẫu giáo cần nhiều chất lỏng hơn vào những ngày trời nóng. Nhất là khi trẻ nô đùa, dễ bị mất nước nhanh. Sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính.
Phụ huynh cũng nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, cần pha loãng và cho trẻ uống ở mức vừa phải.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Mong rằng những chia sẽ của FLT có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Trích dẫn từ syt.binhdinh.gov.vn

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *