Thấy bánh thuẫn là thấy mùa Tết sắp về trên đất miền Trung

Thấy bánh thuẫn là thấy mùa Tết sắp về trên đất miền Trung

Người miền Trung sống chủ yếu bằng nghề nông. Thế nên cái Tết của họ cũng tương đối dân dã. Văn hóa đón Tết của miền Trung tương đối giống với miền Bắc. Đó là bánh chưng, dưa muối chua, chân giò gói,… Và còn có cả món bánh thuẫn nữa.

Thấy bánh thuẫn là biết ngay Tết sắp về

Người dân miền Trung sẽ bắt đầu làm bánh thuẫn trước ngày Tết khoảng một tuần. Món bánh này được làm từ hai nguyên liệu chủ yếu là trứng và bột. Khuôn đổ bánh thuẫn thường có khoảng 6 đến 8 lỗ để đổ bánh. Chỉ cần pha bột đúng công thức thì món bánh sẽ ngon.

Thấy bánh thuẫn là biết ngay Tết sắp về
Thấy bánh thuẫn là biết ngay Tết sắp về

Cách pha bột không khó

Bột năng là bột để làm bánh. Kèm theo đó là bột huỳnh tinh pha kèm. Muốn bánh béo hơn thì dùng trứng gà, nếu không có thì cũng có thể dùng trứng vịt. Trứng đánh tan, sánh mịn cùng với đường. Bột thì cho ra rây rồi lắc để làm mịn bột. Sau đó cho bột vào tô trứng rồi đánh cho đến khi hỗn hợp đó quyện lại và dậy lên là được. Sau khi đánh xong, cho vào một ít vani để có hương thơm.

Khó là ở bước đổ bánh

Thực sự mà nói thì công thức pha bột bánh không hề khó. Nhưng cái khó chính là cách đổ bánh sao cho mẻ bánh có màu vàng đặc trưng. Bánh nở bung ra giống như những cánh hoa đào, hoa mai như màu sắc của Tết. 

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì bắt đầu đổ bánh. Khuôn bánh rửa sạch, đặt lên lò than và làm nóng hai mặt bằng cách gắp vài cục than đang cháy đỏ để lên nắp khuôn. Một chén dầu được đặt bên cạnh, dùng cây cọ hoặc dùng cọng xanh của lá chuối đập dập một đầu, nhúng vào chén dầu và trét vào các khuôn bánh. Khi khuôn bánh đã đủ nóng, múc bột đổ vào từng khuôn nhỏ. Khi đổ phải nhớ canh lượng bột, không được đổ nhiều quá vì bánh lâu chín, lại bị dính ra xung quanh không đẹp. Nếu đổ ít quá bánh lại không đủ bột để nở bung và dễ cháy, chỉ nên đổ bột vừa ngang mép khuôn là được.

Sau đó đậy nắp bánh lại, nhớ canh than cháy đều cả bên dưới và bên trên nắp khuôn. Khi bánh bắt đầu tỏa mùi thơm phức, dùng những cây tre được vót nhọn, xiên bánh ra. Bánh thuẫn đạt tiêu chuẩn phải nở bung như cánh hoa mai và có màu vàng ươm trên bề mặt, phần dưới bánh có màu vàng đậm. Sau khi đổ xong hết các mẻ bánh, bánh thuẫn được xếp lên nong và đem hong khô trên bếp nhỏ lửa để bánh săn lại, ngon và để được lâu hơn, không bị mốc.

Khó là ở bước đổ bánh
Khó là ở bước đổ bánh

Cách bảo quản bánh

Bánh thuẫn có thể để được khoảng 1 tuần, bạn cho bánh vào xửng bánh bằng nhôm có nắp kiếng hoặc cho bánh vào hũ kín nhé. Ngoài ra, để bánh giòn và khó bị mốc hơn bạn nên xếp bánh lên nong rồi để bánh trên bếp than tro nóng đến khi thấy bánh khô và giòn bề mặt bên ngoài là được.

Lưu ý

  • Bạn có thể thay thế bột năng và bột huỳnh tinh bằng bột mì số 8 để nướng bánh.
  • Nếu không có điều kiện nướng bánh bằng bếp than, bạn có thể dùng khôn bánh loại nhỏ để nướng trong lò với nhiệt độ 250 độ C cho đến khi thấy bánh nở thì hạ xuống 100 độ. Sau đó kiểm tra bánh chín bằng tăm.
  • Bánh thuẫn khi làm cần có vani để khử đi mùi tanh của trứng.
  • Khi trộn bột bạn nên trộn nhẹ tay và đi theo 1 chiều để bánh khi nướng không bị chai lại.
  • Lửa nướng bánh nên để đều nhiệt giúp bánh chín đều và nở đẹp.
  • Hương bánh thuẫn là hương vị Tết quê hương

Trong những ngày giáp Tết, đi bất cứ con đường làng quê nào ở miền Trung, bạn đều sẽ được ngửi thấy hương thơm phức của bánh thuẫn. Ngoài món bánh để cúng ông bà trong ngày Tết, bánh thuẫn được ưa thích vì có mùi thơm dịu, lại không quá ngọt như các loại bánh mứt khác.

Trong cái khí trời se lạnh ngày đầu năm, ngồi thưởng thức bánh thuẫn bên những ấm trà nóng thì không còn gì hạnh phúc bằng.

Xem thêm tin tức về ẩm thực miền Trung tại đây.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Hồng Minh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *