Sữa chua có ảnh hưởng như thế nào đối với người bị đau dạ dày?

Sữa chua có ảnh hưởng như thế nào đối với người bị đau dạ dày?

Đau dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị đau dạ dày, người bệnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và phải kiêng cử nhiều món ăn. Rất nhiều người thắc mắc không biết đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không.

Chúng ta ai cũng biết rằng đây là thực phẩm bổ sung men tiêu hóa rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là một loại thực phẩm lên men, liệu có tốt cho người bị đau dạ dày? Bài viết dưới đây sẽ giúp các độc giả giải đáp thắc mắc trên. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp cho các đọc có thêm những kiến thức bổ ích.

Ăn sữa chua có ảnh hưởng gì đến bệnh đau dạ dày không?

Sữa chua và đồ uống sữa lên men được biết là có lợi ích sức khỏe khác nhau cho cơ thể. Các vi khuẩn tốt có trong sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa. Nó cũng ngăn ngừa bệnh tim và hoạt động như một chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Các dưỡng chất trong sữa chua giúp kích thích dạ dày sản sinh các lợi khuẩn cùng với lượng enzyme tiêu hóa tự nhiên rất cần thiết cho việc co bóp và nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó các lợi khuẩn được sinh ra từ sữa cho còn giúp thúc đẩy chuyển hóa dưỡng chất để tránh tình trạng thức ăn ứ đọng gây tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,…

Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính 1 tiếng hoặc ăn khi no. Ăn vào buổi tối sau bữa tối là thời điểm tốt nhất. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người bị viêm gan, đái tháo đường, xơ cứng động mạch, viêm tuyến tụy không nên ăn sữa chua.

 

Các lợi ích của sữa chua đối với bệnh đau dạ dày

Một số người bị đau dạ dày khi đi thăm khám thì lại được bác sĩ chuyên khoa khuyên nên kiêng thực phẩm có tính chua và tính acid. Nhưng với sữa chua thì hoàn toàn ngược lại, bởi những lý do sau:

  • Trong sữa chua có độ acid nhưng lại rất ít so với acid có trong dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, acid lactic trong sữa chua bám vào niêm mạc tiêu hóa; tiết kháng sinh tự nhiên giúp kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây đau dạ dày.
  • Các vi khuẩn lên men trong sữa chua có thể tạo nên enzym proteaza – giúp thủy phân protein thành acid tự do giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Ngoài ra, các vi khuẩn lên men ở trong sữa chua còn giúp làm tăng lượng interferon gamma; giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh không tốt cho sức khỏe.
  • Bên cạnh đó, các dưỡng chất như sắt, vitamin D, acid béo omega 3 trong sữa chua đều là chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe con người.

Từ những tác dụng trên ta có thể thấy giá trị dinh dưỡng của sữa chua rất tốt với người mắc bệnh đau dạ dày; nó giảm nhanh cơn đau đồng thời bổ sung men vi sinh tự nhiên bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Loại sữa chua nào phù hợp nhất với người bị đau dạ dày?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sữa chua khác nhau khiến người bị bệnh không biết chọn sữa chua như thế nào. Người bệnh có thể chọn sữa chua theo những nguyên tắc sau:

– Tham khảo thành phần: Ít đường, ít hương liệu, tạo màu và chất bảo quản.

– Tham khảo thành phần dinh dưỡng: Giàu canxi và các vitamin.

– Các loại phụ gia: Không có phụ gia hoặc có rất ít. Vì các chất phụ gia này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.

– Lựa chọn sản phẩm có vi khuẩn sống: rất tốt cho hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa.

Một số lưu ý khi ăn sữa chua

Để phát huy tối đa lợi ích của sữa chua trong việc điều trị, bạn cần lưu ý:

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 cốc sữa chua (người khỏe mạnh); người bị đau dạ dày nên giảm ít hơn ăn 3 – 4 cốc/tuần để hệ tiêu hóa hoạt động tốt không bị ảnh hưởng.
  • Không làm nóng sữa chua do có thể giết chết các vi khuẩn có lợi có trong sữa chua.
  • Nên kết hợp ăn sữa chua cùng các loại thực phẩm như bánh mì, dâu tây, bánh bao để giúp phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Bên cạnh đó hạn chế ăn sữa chua cùng thịt hun khói, xúc xích, thịt đông lạnh, thuốc kháng sinh,… vì có thể dẫn tới táo bón và các bệnh về dạ dày khác.

Sữa chua có ảnh hưởng như thế nào đối với người bị đau dạ dày?

  • Nếu như người bệnh cần sử dụng kháng sinh nhóm sunlfonamides, chloramphenicol thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ; tránh trường hợp sữa chua tương tác khiến cho thuốc bị mất tác dụng.
  • Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính 1 tiếng hoặc ăn khi no. Ăn vào buổi tối sau bữa tối là thời điểm tốt nhất.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi; người bị viêm gan, đái tháo đường, xơ cứng động mạch, viêm tuyến tụy không nên ăn sữa chua.

Như vậy, sữa chua loại thực phẩm rất bổ dưỡng; tốt cho cơ thể và sức khỏe của hệ tiêu hóa. Vì vậy bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ socialforestry.org.vn
Lê Sơn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *