Những lưu ý về dinh dưỡng khi con trẻ lên 1 bố mẹ cần ghi nhớ

Những lưu ý về dinh dưỡng khi con trẻ lên 1 bố mẹ cần ghi nhớ

Một tuổi là cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với quá trình phát triển của trẻ. Bởi vì đây là thời điểm trí não bé đã rất linh hoạt.  Bắt đầu khám phá thế giới bằng những bước đi chập chững và bập bẹ học nói. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ lên 1 tuổi phát triển toàn diện là điều mà bố mẹ cần phải  quan tâm.

 

Đặc điểm thể trạng và chế độ dinh dưỡng cho trẻ lên 1 

Đặc điểm thể trạng và chế độ dinh dưỡng cho trẻ lên 1 

Ở cột mốc 1 tuổi, bé trai thường nặng khoảng 9.6kg, dài khoảng 75.7cm. Còn bé gái nặng khoảng 8.9kg, dài khoảng 74cm. Tại thời điểm này, bé đã có thể đứng và bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên. Ngoài ra, bé cũng có thể gọi ba, mẹ hoặc nói những từ đơn giản.

Rất nhiều trẻ lên 1 tuổi trở nên biếng ăn. Bởi đây là giai đoạn bé đang học cách ăn và làm quen với các dạng thức ăn rắn. Vì thế ở thời điểm này, ba mẹ không nên ép con ăn mà hãy khuyến khích bé ăn một cách tự nguyện và vui vẻ. Nếu ba mẹ biến mỗi bữa ăn của bé thành một “trận chiến”. Điều này sẽ dễ khiến bé sợ hãi và gây nên chứng biếng ăn về sau.

Ngoài vấn đề ăn uống, giấc ngủ trong độ tuổi này cũng rất quan trọng với bé. Bé ngủ trung bình từ 13 – 15 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, bố mẹ nên cho bé ngủ sâu trước 10h đêm sẽ kích thích sự hoạt động của các nội tiết tố tăng trưởng giúp trẻ “dài” hơn trong giấc ngủ.

Dinh dưỡng cho trẻ lên 1 tuổi cần chú ý những gì?

Dinh dưỡng cho trẻ lên 1 tuổi cần chú ý những gì?

Một tuổi là thời điểm bé đang thay đổi, phát triển và khám phá thế giới với tốc độ rất nhanh. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là một mối quan tâm. Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không nên xao lãng trong vấn đề này. Bởi vì một chút sai sót có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

Vào thời điểm 12 tháng tuổi, trẻ mới biết đi cần mỗi ngày khoảng

  • 1.000 calo.
  • 700 mg canxi.
  • 600 IU vitamin D.
  • 7 mg sắt

Nhu cầu trên nhằm để hỗ trợ sự tăng trưởng phù hợp, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xác định. Tại thời điểm này, trung bình mỗi tháng bé có thể tăng 0,2 kg cân nặng và 2 cm về chiều cao. Tốc độ chuyển hóa của trẻ có thể lên đến 4 calo mỗi giờ.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Con trẻ rất dễ nhanh cảm thấy đói hơn người lớn. Ngoài ra, do sự hoạt bát, hiếu động của trẻ nên nguồn năng lượng mà trẻ tiêu thụ cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp sẽ giúp bé yêu khỏe mạnh. Đồng thời, trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều mới lạ, mở mang đầu óc.

Những thay đổi sinh lý của trẻ 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi có vai trò rất quan trọng. Nó đóng góp chủ yếu vào việc giúp bé khỏe mạnh. Đồng thời tăng cường trí thông minh và cũng là tiền đề cho các giai đoạn phát triển trong tương lai.

Dinh dưỡng cho trẻ lên 1

Ở giai đoạn trẻ được 1 tuổi, sữa vẫn là thức ăn chủ yếu dành cho trẻ. Tổng lượng sữa và nước trung bình mỗi ngày khoảng 100 đến 150 ml cho mỗi kilogram cân nặng.

Ngoài ra, khi tròn 12 tháng tuổi, bé có thể ăn dặm một số món như súp, cháo cùng các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Cháo có thể đặc hơn một tí so với giai đoạn lúc mới ăn dặm. Hoặc thậm chí là cơm nhão để kích thích động tác nhai ở trẻ.

Bố mẹ chú ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi là cung cấp thêm trái cây, rau củ quả xay nhuyễn, dễ tiêu. Các loại thực phẩm mềm như tôm, thịt gà luộc mềm để trẻ có thể cắn và nhai.

Sữa tươi cùng các chế phẩm từ sữa cũng khá cần thiết cho sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi. Chế độ ăn uống nên đa dạng các món, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể của trẻ. Bố mẹ nên phối hợp nhiều loại thịt, sữa, cá, trứng, rau, ngũ cốc,…

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khuyến nghị, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi tối ưu nhất nên gồm:

  • 3 đến 4 bữa bú sữa mẹ.
  • 3 bữa ăn thức ăn dặm.
  • Một vài bữa phụ có thể gồm: sữa công thức, trái cây mềm, nui, mì, phở,…

Bố mẹ lưu ý 3 bữa thức ăn dặm nên bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm chủ yếu:

  • Đạm: Thịt băm nhuyễn, cá, trứng băm nhuyễn.
  • Đường, tinh bột: tốt nhất là bột ngũ cốc, cháo, cơm nhão.
  • Chất béo: 1 thìa cà phê dầu thực vật.
  • Chất xơ xay nhuyễn như rau xanh luộc chín, cà rốt, bí đỏ, củ dền, khoai tây,…
  • Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Một số món ăn tráng miệng như sữa chua, trái cây, kem tươi, nước trái cây, sinh tố,… Một vài món cháo gợi ý cho các bà mẹ như: cháo thịt bằm, cháo tôm, cháo thịt lợn cải ngọt,…

 Bổ sung món ăn phụ cho bé

Bên cạnh những bữa ăn chính thì bữa phụ cũng cần thiết trong chế độ ăn cho trẻ 1 tuổi. Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi thì bữa ăn phụ sẽ chưa quá quan trọng do là lúc này trẻ vẫn chủ yếu bú sữa mẹ.

Nhưng đối với bé 1 tuổi thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Bởi lúc này, bữa ăn phụ đóng vai trò là điều kiện đủ để bổ sung thêm dinh dưỡng. Bên cạnh đó, những bữa ăn phụ cũng giúp đa dạng khẩu phần ăn của các bé.

Chọn đúng món ăn phụ ba mẹ sẽ không còn phải đau đầu suy nghĩ trẻ 1 tuổi cần bổ sung chất gì hay thêm chất gì cho đủ dinh dưỡng nữa.

Vậy cụ thể thì bé 1 tuổi ăn được những gì trong bữa ăn phụ. Câu trả lời là sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây,…

Thêm vào đó nếu mẹ nào khéo tay và có nhiều thời gian thì có thể làm các loại bánh dinh dưỡng cho bé. Nếu không thì việc lựa mua những loại bánh ăn dặm an toàn, nhiều dinh dưỡng mà lại tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sẽ là một lựa chọn phù hợp.

Những điều bố mẹ cần nhớ

Trong giai đoạn xung quanh 1 tuổi, bé sẽ tăng chậm hơn về chiều cao và cân nặng so với những tháng trước đó. Tuy vậy, nếu bố mẹ thấy bé đứng cân hoặc không cao thêm. Thì nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng. Tốt nhất là bố mẹ hãy theo dõi bé thông qua biểu đồ chiều cao cân nặng.

Bên cạnh đó, nếu nhận thấy bé chậm mọc răng, chậm nói, chậm đi đứng,… bố mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Đó có thể là dấu hiệu của:

  • Suy dinh dưỡng.
  • Ăn uống không đủ chất như: kẽm, sắt, can xi, magie,…
  • Thiếu vitamin.
  • Bệnh chậm phát triển trí tuệ.

Trích dẫn từ youmed.vn

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *