Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng trong mùa Covid

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng trong mùa Covid

Ngày nay trong khi dịch bệnh diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn thì việc giữ sức khỏe sao cho tốt nhất là điều mà mọi người rất quan tâm. Dinh dưỡng cho trẻ em là vấn đề được quan tâm hàng đầu để làm sao nâng cao sức đề kháng trong mùa covid. Sau đây cùng FLT cũng cố thêm một số kiến thức về dinh dưỡng nhằm giúp nâng cao sức đề kháng cho bé nhà bạn nhé.

Dinh dưỡng cho trẻ em là vấn đề được quan tâm hàng đầu

Sự hình thành hệ miễn dịch

Hàng ngày, con người tiếp xúc và trao đổi liên tục với môi trường sống. Thức ăn, bầu không khí… chứa đầy các vi sinh vật. Trên cơ thể cũng tồn tại quần thể các loại vi sinh vật khác nhau. Phân bố rải rác, song chỉ một số gây hại cho người.

Trong quá trình phát triển, cơ thể tự hình thành và hoàn thiện dần hệ miễn dịch (tế bào, mô…) chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, tế bào lạ…). Khi chúng xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt. Tạo ra các kháng thể tấn công và tiêu diệt kẻ địch. Đây là “bức tường lửa” bảo vệ cơ thể. Giúp ngăn chặn và đẩy lùi các tác nhân gây hại, giúp trẻ tránh được bệnh tật và phát triển khỏe mạnh.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng trong mùa covid

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ nhằm nâng cao sức đề kháng trong mùa covid

Trẻ em trong những năm đầu hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh. Đặc biệt nhất là những trẻ cân nặng thấp, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mạn tính.

Cung cấp đủ năng lượng

Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng nếu trẻ có suy dinh dưỡng hay trong giai đoạn phục hồi của bệnh cấp tính. Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ cần đáp ứng nhu cầu theo lứa tuổi. Và theo nguyên tắc dinh dưỡng nếu trẻ có bệnh nền (nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa…).

Cung cấp đa dạng thực phẩm

Cung cấp đa dạng thực phẩm

Đa dạng thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng). Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ăn chín, uống sôi. Quá trình chế biến không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú ý thực hiện rửa tay thường xuyên. Và đúng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, khi chế biến và cung cấp thức ăn, rửa tay trước khi ăn.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Kẽm, Sắt, Selen, Omega 3, Probiotic…Là những chất dinh dưỡng tham gia vào các hoạt động miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Cho trẻ uống đủ nước

Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan. Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt. Bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương. Giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào. Giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Nước giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại. Có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, do đó rất quan trọng trọng việc phòng lây nhiễm virus.

Trẻ bị ốm phải được khám bệnh sớm và điều trị khỏi bệnh. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tiêm chủng (chủng ngừa) đầy đủ theo lịch để phòng chống bệnh tật.

Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ từ trên 24 tháng đến 36 tháng tuổi

Trẻ từ 24 đến 36 tháng: trẻ ăn 3 bữa cơm chính cùng gia đình. Mỗi bữa ăn bao gồm 30-40 g thực phẩm giàu đạm, 25-30 g rau lá, rau củ quả. Bữa phụ trẻ có thể ăn trái cây/ quả chín, sữa và chế phẩm sữa.

Cho trẻ tăng cường vận động những động tác như đạp xe thăng bằng. Chạy bộ thi với trẻ, cho trẻ nhảy cao, hạn chế cho trẻ xem ti vi điện thoại ngồi nhiều.

Không nên cho trẻ ăn thực phẩm như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh nhiều.

Bữa phụ trẻ có thể ăn trái cây/ quả chín, sữa và chế phẩm sữa. 

Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Trẻ ăn cùng với gia đình: 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Theo Tháp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từ 3-5 tuổi. Số lượng thực phẩm khuyến nghị cho 1 ngày ăn của trẻ như sau:

Ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến: ăn trung bình 5-6 đơn vị ăn ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến trong một ngày. Trong mỗi bữa ăn nên có sự phối hợp giữa ngũ cốc và khoai củ.

Rau lá, rau củ quả: ăn 2 đơn vị rau lá, rau củ quả một ngày. Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại rau củ quả để cung cấp đa dạng các loại vitamin và chất khoáng khác nhau.

Trái cây/quả chín: ăn 2 đơn vị trái cây/quả chín một ngày. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại trái cây, quả chín.

Hạn chế ăn thức ăn nhanh như gà gán, khoai tây chiên, nước ngọt..

Thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm: ăn 3,5 đơn vị thịt, thủy sản, trứng và các loại hạt giàu đạm một ngày. Cho trẻ ăn cần đa dạng các loại thực phẩm giàu đạm, cần cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Cho trẻ ngủ sớm trước 10 giờ, tăng cường các môn vận động như đạp xe đạp 3 bánh. Chạy bộ thi với trẻ, nhảy lò cò, giữ thăng bằng 1 chân, nhảy cao tùy theo khả năng của trẻ…

Không nên cho trẻ xem ti vi điện thoại nhiều. Hạn chế ăn thức ăn nhanh như gà gán, khoai tây chiên, nước ngọt..

Trích dẫn từ hoangmydanang.com

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *