Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để tránh sai lầm đáng tiếc

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm để tránh sai lầm đáng tiếc

Các mẹ có biết rằng khi trẻ đủ 5- 6 tháng tuổi thì nhu cầu năng lượng cần nhiều hơn để hoạt động. Tuy vây, mỗi cữ bú, bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa nhất định mà thôi. Chính vì thế, bạn nên thay thế dần bằng chế độ ăn dặm chứa nhiều tinh bột. Chất béo và đạm để bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Trong bài viết này, FLT sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về cách cho trẻ ăn dặm hiệu quả. Các mẹ cùng tham khảo để chăm sóc con tốt hơn nhé!

Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm

Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm

Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay. Hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.

Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Chính vì thế, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này. Đồng thời lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên). Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi. Là do lượng sắt dự trữ không còn. Do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ. Chính vì vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng. Và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Nên cho trẻ ăn sớm hay không?

Trái ngược với quan niệm của nhiều mẹ, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ phát triển tốt hơn, nhanh tăng cân. Nhưng theo thực tế các chuyên gia khuyên rằng không nên cho trẻ ăn dặm sớm . Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực cho phát triển của trẻ nhỏ.

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ ăn bổ sung quá sớm sẽ ít bú sữa mẹ, dẫn đến không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng gây tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
  • Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, không có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt hơn là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột.
  • Việc ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng. Đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa.

Tâm lý ép con ăn và bữa ăn kéo dài

Hành trình ăn dặm đòi hỏi tâm lý bé phải thật thoải mái và vui vẻ

Hành trình ăn dặm đòi hỏi tâm lý bé phải thật thoải mái và vui vẻ. Nếu bắt trẻ ăn nhiều và cố ép trẻ ăn hết sẽ chỉ làm cho bé “sợ ăn”. Sẽ dẫn đến biếng ăn tâm lý về sau sẽ rất khó trị.

Ngoài ra, việc cho bé ăn kéo dài 1-2 tiếng vừa làm vữa chén bột/ cháo gây khó ăn. Vừa dẫn tới thời gian ăn bữa sau quá gần làm bé chưa cảm thấy đói. Chính vì thế, tốt nhất là mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút. Và mẹ hãy không ngừng sáng tạo để giúp mỗi bữa ăn của trẻ sẽ là một sự trải nghiệm và khám phá thú vị.

Mẹ không kiên nhẫn khi tập cho con ăn dặm

Việc kiên nhẫn tập cho con ăn dặm là điều rất quan trọng. Có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này của trẻ. Nếu không kiên trì tập, chỉ cho bé ăn cháo xay nhuyễn hoặc những món ăn quen thuộc. Lâu dần bé sẽ bị thiếu chất, chán ăn, kén ăn, không biết nhai. Không cảm nhận được mùi vị thức ăn và suy dinh dưỡng.

Thức ăn không phù hợp

Một thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bé phát triển khoẻ mạnh.

Một thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bé phát triển khoẻ mạnh. Mỗi chén bột/ cháo phải đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất đạm, chất béo và rau trái. Mẹ cần tránh các sai lầm sau đây:

  • Cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ rằng như vậy mới đủ chất. Tuy nhiên lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa. Mà còn dẫn đến chứng biếng ăn và chậm cao ở trẻ.
  • Cho con ăn quá ít rau, thay vì cho ăn phong phú các loại rau thì chỉ chọn rau củ như cà rốt, khoai tây, củ cải, su hào… Thiếu những loại rau lá xanh thẫm nhiều dưỡng chất như rau muống, rau ngót, cải bó xôi…
  • Chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước, bỏ cái để nấu bột/ cháo cho con. Mà không biết rằng các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng đều nằm chủ yếu trong xác thực phẩm.
  • Không cho hoặc cho bé ăn rất ít chất béo từ dầu mỡ. Dẫn đến thiếu cung cấp năng lượng cho trẻ. Bé bị thiếu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Chưa kể, các bé dưới 3 tuổi do có tốc độ phát triển não rất nhanh nên rất cần cung cấp đủ từ 40% đến 50% năng lượng từ chất béo.
  • Nấu nồi cháo rồi hâm đi hâm lại cho bé ăn cả ngày, làm giảm chất lượng và mùi vị thức ăn.

Không nên giảm sữa ở bé dưới 1 tuổi

Cho ăn quá nhiều, giảm lượng sữa ở bé dưới 1 tuổi. Mà không biết rằng ở lứa tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và ăn dặm chỉ là bữa phụ. Điều này sẽ làm cho bé dễ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa (tiêu phân sống, tiêu chảy), chán ăn, kém hấp thu, thiếu Canxi và chậm tăng chiều cao.

Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5-6 tháng theo chuyên gia dinh dưỡng

Bác sĩ Lê Phương sẽ tư vấn cho các mẹ cách chế biến thức ăn dặm tuyệt vời cho bé.

Kính gửi bác sĩ. Con gái em hiện được 5 tháng 4 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg. Hiện nay cân năng của bé là 8kg. Em đang tập cho bé ăn dặm nhưng không biết như thế nào là đúng và đẩy đủ dinh dưỡng (thực đơn, cách chế biến…). Em cũng muốn cho bé uống thêm nước hoa quả vì mùa hè rất nắng nóng nhưng không biết ở độ tuổi này bé đã được uống chưa và uống loại hoa quả nào là phù hợp. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:
Chào bạn!
Cân nặng hiện tại của bé nhà bạn thừa 1,1kg so với tiêu chuẩn. Nếu sữa mẹ vẫn đủ để cung cấp cho bé thì bạn nên cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Nếu trong trường hợp sữa của bạn không đủ để cung cấp cho bé thì bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm ngay từ bây giờ.

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột mà cho bé ăn được nhiều ngay trong những bữa đầu tiên. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, với các loại thức ăn chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.

Chế độ ăn cho trẻ từ 5-6 tháng như sau

– Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.
– Trong tuần thứ nhất: Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.
– Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.

Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng vẫn là sữa.

Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5 đến 6 tháng

Thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Vì lẽ đó mà bước đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu, chưa cần cho bé ăn đạm.

Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá

– Lấy loại thịt nạc, cá trắng.
– Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.
– Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.
– Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt rồi rây.

Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.

Còn với loại nước uống hằng ngày, bạn nên cho bé uống một nửa quả quýt ngọt pha loãng. Điều này có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè, hoặc bạn có thể bổ sung cho bé như quả bơ….

Kết luận

Trong quá trình trẻ ăn dặm, chúng ta nên cho các bé thời gian để làm quen với thức ăn. Đừng cố ép bé ăn nếu như bé đã cảm thấy vừa no. Một bữa ăn dinh dưỡng là một bữa ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất theo chế độ hợp lý. Thiếu và thừa dinh dưỡng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ khỏe mạnh, các con ăn uống tốt và phát triển đều.

Trích dẫn từ mecuti.vn

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *