Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Viêm loét dạ dày là một bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; đây cũng là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa có chức năng tiêu thụ thức ăn và cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể. Chính vì vậy mà khi bị viêm loét dạ dày sẽ gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh.

Viêm loét dạ dày không được điều trị có thể dẫn đến loét, đau, đau liên tục và chảy máu, có thể đe dọa tính mạng nếu bệnh trở nặng. Viêm dạ dày mãn tính cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Vậy khi mắc phải căn bệnh này cần chú ý những gì trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh; nên ăn uống ra sao; kiêng cử như thế nào; bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

Một số nguyên tắc cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Trong dinh dưỡng bình thường, lượng thức ăn, việc nhai và nghiền thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi nuốt vào dạ dày rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thụ thức ăn hiệu quả cần chú ý một vài điều sau đây:

  • Không ăn quá nhiều cùng một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa); ăn nhiều bữa để thường xuyên trung hòa tác dụng của axit; mỗi bữa nên nhẹ để tránh căng thẳng dạ dày vì căng thẳng dạ dày dễ kích thích thích sản xuất nhiều axit .
  • Sau khi ăn không nên làm việc luôn mà hãy nghỉ ngơi tránh hoạt động ngay lập tức.
  • Nên ăn uống đúng giờ, điều độ: Theo nghiên cứu cho thấy, ăn đủ 3 bữa, uống 2lit nước mỗi ngày. Ăn đúng định lượng và đúng giờ dù đói hay không đói, sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hình thành phản xạ có điều kiện hỗ trợ tuyến bài tiết tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
  • Nên ăn chín uống sôi, thức ăn nên được thái nhỏ, nấu nhừ. Nên ăn chậm nhai kỹ, để dạ dày không phải gồng mình làm việc. Vì khi nhai kỹ, sẽ tiết ra nước bọt có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Không ăn quá nhiều canh, nước dùng với bữa cơm. Nếu thức ăn quá đặc thì men tiêu hóa không thấm vào thức ăn, nếu quá lỏng sẽ khiến men tiêu hóa bị loãng, việc tiêu hóa kém đi. Để tiêu hóa tốt nhất, người bệnh viêm loét dạ dày nên đảm bảo chỉ ăn hoặc uống 100 – 200ml mỗi bữa. Nếu cần bổ sung nhiều nước thì bổ sung ngoài bữa ăn.
  • Tắm ngay sau khi ăn dễ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Cũng không nên chạy, nhảy sau khi ăn no.
  • Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Khi chế biến các món ăn cho người bị viêm loét dạ dày cần chú ý

Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Khi thực hiện nấu chín thì thực phẩm nên được cắt thành những miếng nhỏ, nghiền nát ra mục đích để giảm kích thích tiết dịch dạ dày và vận chuyển thức ăn qua dạ dày được nhanh chóng.

Nhiệt độ thực phẩm cũng ảnh hưởng đến việc kích thích dạ dày. Ví dụ, thức ăn quá lạnh làm cho cơ bụng co bóp mạnh; thức ăn quá nóng làm cho niêm mạc bị tắc nghẽn và co bóp mạnh hơn. Do đó, nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ là trong khoảng từ 40-500C.

Nồng độ của thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa: Nếu trong trường hợp thức ăn quá đặc, enzyme không thấm vào thức ăn hoặc trường hợp thức ăn quá lỏng, enzyme bị loãng và quá trình tiêu hóa sẽ tệ hơn; vì vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi bạn uống  khoảng 100-200ml nước trong bữa ăn. Nếu tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể uống nhiều hơn nhưng nên nhớ hãy uống ở ngoài bữa ăn.

Những loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng

Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống hằng ngày?

  • Những thức ăn nhiều mùi vị, chất tạo thơm ví dụ như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và ngay cả những thức ăn xào rán có chứa quá nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn như: Dăm bong, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
  • Sữa chua.
  • Những thức ăn cứng, dai gây ra tình trạng bị cọ sát ở phần niêm mạc dạ dày. Có thể kể đến như: Thịt có chứa nhiều gân, sụn; các loại rau có chứa nhiều xơ già; hay là những quả sống…
  • Gia vị nêm nếm hàng ngày như: dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
  • Các loại quả có vị chua, đu đủ xanh, chuối tiêu, táo xanh, táo chua.
  • Tuyệt đối kiêng chè, cà phê đặc, và đặc biệt là rượu bia, thuốc lá.

Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá; gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam; theo thống kê cho đến nay có 70% dân số mang yếu tố nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì vậy mà chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm loét dạ dày đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp để điều trị và giảm thiểu đi những triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho chính người bệnh.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ baosonhospital.com
Lê Sơn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *