Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bổ sung thực phẩm đặc vào bửa ăn của bé

Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bổ sung thực phẩm đặc vào bửa ăn của bé

Trong vòng 4-6 tháng đầu đời, bé sử dụng lượng sắt dự trữ trong cơ thể từ khi bé còn là bào thai. Bé cũng hấp thụ sắt từ sữa mẹ và sữa công thức. Khi bé càng lớn lên thì lượng sắt dự trữ càng giảm đi. Điều này có nghĩa là con cần bổ sung sắt và các dưỡng chất khác từ thực phẩm đặc cũng như từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Giúp bé làm quen với thức ăn đặc là bước rất quan trọng để dạy bé học ăn. Giúp mang lại cho bé những trải nghiệm thú vị về những hương vị mới. Các loại thức ăn đa dạng, giúp răng và hàm của bé phát triển. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp hình thành các kỹ năng khác mà sau này bé cần để phát triển ngôn ngữ.

Thời điểm thích hợp để con bổ sung thực phẩm đặc

Giúp bé làm quen với thức ăn đặc là bước rất quan trọng để dạy bé học ăn

Mặc dù nhu cầu của mỗi bé là khác nhau. Nhưng hầu hết các trẻ, bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi, đều đã sẵn sàng để bổ sung các dạng thức ăn mới (bên cạnh sữa bột hoặc sữa mẹ) vào chế độ ăn của mình. Để dễ dàng hơn trong quá trình làm quen thức ăn đặc. Trẻ cần có các khả năng sau:

  • Ngồi dậy với sự hỗ trợ.
  • Có thể kiểm soát đầu và cổ của mình.
  • Không còn có phản xạ phun thức ăn (hoặc đẩy lưỡi khi thức ăn chạm vào miệng).

Những lưu ý khi cho trẻ ăn thức ăn đặc

  • Chưa có bằng chứng nào chứng tỏ việc cho bé ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi là có lợi. Ăn dặm trước 4 tháng tuổi cũng không giúp bé ngủ ngon hơn hay tăng trưởng tốt hơn.
  • Việc bổ sung thức ăn đặc vào chế độ ăn uống của trẻ khi trẻ chưa sẵn sàng sẽ tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn. Chẳng hạn như vô tình hít thức ăn vào phổi, mắc các bệnh dị ứng, chàm, và hen suyễn.

Bạn nên cho bé ăn gì khi bé đã sẵn sàng?

Bạn nên cho bé ăn gì khi bé đã sẵn sàng?

Có rất nhiều cách để bổ sung thức ăn đặc vào thực đơn của bé. Nhưng hầu hết các chuyên gia đồng ý về một số điểm chính sau:

  • Đối với thức ăn dặm đầu tiên của bé. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm gồm một thành phần (chẳng hạn bột ngũ cốc). Tránh thực phẩm có phụ gia như muối hoặc đường.
  • Bổ sung thức ăn mới vào một thời điểm, và chờ khoảng 3-5 ngày trước khi bắt đầu bổ sung thức ăn khác. Điều này giúp bạn xem bé có bất kỳ dị ứng nào với thức ăn không (như tiêu chảy, nôn, phát ban da). Liên lạc với bác sĩ nếu dị ứng xảy ra.
  • Hãy lắng nghe con bạn: trẻ sơ sinh vốn có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn cần thiết. Đừng ép bé phải ăn khi bé đã no hoặc để bé đói.
  • Không ngừng sữa mẹ hoặc sữa bột; 90% các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé đến từ các nguồn này. Các loại thực phẩm đặc, trong thời điểm này, chỉ là để giúp các bé làm quen với thức ăn ngoài sữa.

Thực phẩm cho trẻ qua các giai đoạn phát triển

Thực phẩm cho trẻ qua các giai đoạn phát triển

Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt thường được sử dụng làm thức ăn đầu tiên của bé vì dễ tiêu hóa.
  • Ngũ cốc (và các thực phẩm khác) nên được trộn đến khi thành dạng sữa (chất lỏng hơi đặc) và được đút cho bé bằng muỗng.
  • Sau khi thử nhiều ngũ cốc. Bạn có thể thêm rau và trái cây xay nhuyễn như bí đỏ, chuối, khoai tây và táo.
  • Cuối cùng, thêm thịt xay nhuyễn và protein.
  • Không nên cho bé uống nước trái cây trước 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi, chỉ cho bé uống nước trái cây nguyên chất 100% và không quá 110 mL (~4 ounces) một ngày.

Bé từ 8 đến 10 tháng tuổi

Tại thời điểm này, bé đang phát triển những kỹ năng mới như ngồi mà không cần trợ giúp hay tự cầm nắm đồ đạc. Bé có thể bắt đầu cầm và ăn thức ăn như bánh quy và ngũ cốc khô mà không bị nghẹn. Các loại thực phẩm như rau và trái cây nấu chín, mềm hay phô mai, thịt nấu chín nên được cắt nhỏ. Các loại thực phẩm như bánh quy giòn loại dành cho trẻ nhỏ và ngũ cốc khô. Có thể tan dễ dàng trong miệng bé.

Bé từ 10 đến 12 tháng tuổi

Khi lớn hơn, bé phát triển các kỹ năng vận động giúp bé có thể tự mình ăn được.

  • Bạn hãy chắc chắn đã cắt thức ăn thành những mảnh rất nhỏ.
  • Điều quan trọng là thức ăn phải đa dạng! Hãy chắc chắn chế độ ăn của bé gồm vị mới và bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm.

Những loại thực phẩm nào bạn nên tránh trong năm tuổi đầu tiên của bé?

Không cho bé các loại thực phẩm như các loại hạt, nho, cà rốt sống, nho khô, bắp rang, và xúc xích. Vì bé có thể bị nghẹn và ngạt thở khi ăn.

Tránh mật ong, vì mật ong có thể ngoại nhiễm bào tử C. botulinum. Đưa đến bệnh cảnh botulism ở trẻ nhũ nhi. Một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây yếu cơ và khó thở do độc tố của C. botulinum .

Xem thêm dinh dưỡng cho trẻ em tại flt để chăm con được tốt hơn nhé.

Trích dẫn từ yhoccongdong.com

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *