Dinh dưỡng cho trẻ đang chập chững biết đi

Dinh dưỡng cho trẻ đang chập chững biết đi

Dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau. Ví dụ như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tuy vậy, ở mỗi độ tuổi của trẻ, cơ thể sẽ cần thành phần cũng như số lượng các dưỡng chất khác nhau.

Một chế độ ăn uống cân bằng nên chứa nhiều loại thực phẩm khác nhau. Và dưới dạng nhiều loại combo khác nhau. Chế độ ăn uống này đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển. Khôn lớn và khám phá thế giới xung quanh. Qua đó, bé sẽ được khám phá các hương vị mới lạ và tự mình phát triển thói quen ăn uống lành mạnh lâu dài.

Tuy vậy, việc cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ mỗi ngày là điều không dễ. Chính vì thế, đừng quá lo lắng nếu bạn không duy trì được nó. Miễn là bé luôn ăn tốt, thì tức là bé đang nhận được nhiều chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống có vai trò thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Chế độ ăn uống có vai trò thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các cơ quan và mô để cơ thể có thể hoạt động một cách hiệu quả. Nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bé sẽ dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng, mệt mỏi và học tập kém hiệu quả.

Những đứa trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn rất có nguy cơ gặp các vấn đề về tăng trưởng, phát triển hay kết quả học tập bị giảm sút. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống xấu cũng có thể tồn tại trong suốt quãng đời còn lại của con.

Số lượng những trẻ em mắc bệnh béo phì và đái tháo đường ở nước ta ngày càng tăng cao cũng là một ví dụ điển hình từ ảnh hưởng của chế độ ăn uống thiếu hợp lý và ít luyện tập thể dục. Những nhà khoa học cho biết 4/10 top những căn bệnh chết người do ảnh hưởng trực tiếp bởi việc ăn uống gây ra. Các căn bệnh này là:

  • Bệnh tim;
  • Ung thư;
  • Đột quỵ;
  • Tiểu đường.

Dinh dưỡng cho trẻ chập chững biết đi

Dinh dưỡng cho trẻ chập chững biết đi

Năng lượng dành cho sự phát triển cơ thể bé nên được cung cấp từ đâu? Tuyệt vời nhất là từ một chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa và thịt nạc. (Một phần nhỏ năng lượng có thể lẫn vào như chất béo và đồ ngọt)

Dưới đây là cái nhìn tổng quát về những gì con bạn cần mỗi ngày từ mỗi nhóm thực phẩm. Ba mẹ hãy ghi nhớ rằng đây là những ước lượng. Và con của bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn. Phụ thuộc vào trẻ đang hoạt động như thế nào hay liệu trẻ vẫn còn bú mẹ. Bác sĩ có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn về chế độ ăn uống của trẻ.

Những loại ngũ cốc

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu ngũ cốc mỗi ngày

Ngũ cốc có hai loại – ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa toàn bộ nhân của hạt và có nhiều chất xơ, sắt và vitamin B hơn ngũ cốc tinh chế. Ví dụ về các ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột lúa mì và bánh mì nguyên hạt, lúa mì vỡ hạt, bột yến mạch, bột ngô nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì và mì sợi.

Ngũ cốc tinh chế đã được xử lý để giúp chúng có một kết cấu tốt hơn và lâu hư hơn. Sản phẩm ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì và bánh mì trắng, gạo trắng và đa số các loại mì ống.

Một số thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và cả hạt tinh chế.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo. Ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc mà bạn dùng.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu ngũ cốc mỗi ngày: Ít nhất khoảng 44g ngũ cốc.

28g hạt ngũ cốc thì tương đương: 28g hạt tương đương với một lát bánh mì, 1 ly ngũ cốc pha sẵn hoặc 1/2 chén mì ống hoặc ngũ cốc nấu chín.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1/2 ly ngũ cốc cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.
  • 1/2 ly (tức một gói) bột yến mạch cho bữa ăn sáng, 3 miếng bánh qui lúa mì nguyên chất cho bữa ăn nhẹ.
  • 1 bánh kếp đường kính khoảng 7,6 cm (~3 inch) cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.

Rau xanh

Mỗi tuần, ba mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn nhiều các loại rau khác màu

Mỗi tuần, ba mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn nhiều các loại rau khác màu như: bông cải xanh, đậu xanh sáng, cà rốt màu cam, cà chua đỏ…… Thông qua cách đó bạn sẽ chắc chắn trẻ được nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng mà từng loại rau cung cấp.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu rau mỗi ngày: 2-3 muỗng canh.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1 muỗng canh cây bông cải xanh cắt nhỏ nấu chín cho bữa ăn trưa. 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải nấu chín nghiền. Hoặc cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ cho bữa ăn tối.
  • 1/4 ly nước ép cà rốt cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ. 1 muỗng canh khoai tây nghiền cho bữa ăn tối.
  • Hai hoặc ba miếng khoai lang chiên cho bữa ăn trưa. 1 muỗng canh đậu tây nghiền cho bữa ăn tối.

Trái cây

Trái cây đông lạnh và đóng hộp có thể tốt giống như trái cây tươi. Miễn là nó được đóng gói trong nước. Hay nước trái cây không thêm đường hoặc xi-rô. Nên sử dụng quả hơn nước ép trái cây vì nó có chứa chất xơ mà nước ép thì không có. Ngoài ra, nước trái cây thường có thêm đường.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày: 1/2 đến 3/4 ly.

Một ly trái cây tương đương: một ly trái cây bằng 1 ly trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp; 1/2 chén trái cây sấy khô; ½ một quả táo lớn; một trái chuối lớn; và một trái bưởi cỡ trung bình (đường kính khoảng 10cm).

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1/4 ly nước cốt táo cho bữa ăn nhẹ, một nửa quả chuối (cắt hoặc nghiền) cho bữa ăn trưa.
  • 1/4 ly nho (cắt làm tư) cho một bữa ăn nhẹ và bốn quả dâu tây lớn (cắt thành miếng 1,3cm) để tráng miệng.
  • 1/4 ly táo xắt nhỏ cho bữa ăn sáng, 3/8 ly đào cắt nhỏ (trong nước hoặc nước trái cây) cho bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng.

Thực phẩm từ sữa

Trẻ sẽ cần cung cấp thêm sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác để giúp có đủ canxi và chất đạm

Nếu con của bạn không còn bú mẹ sau sinh nhật đầu tiên. Trẻ sẽ cần cung cấp thêm sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác để giúp có đủ canxi và chất đạm. Trẻ em dưới 2 tuổi cần giữ nguyên việc dùng các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo. Bắt đầu từ năm tuổi thứ hai trở đi, trẻ có thể bắt đầu chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu sản phẩm từ sữa mỗi ngày: Khoảng 1-1,5 ly.

Một ly sản phẩm từ sữa tương đương: Một ly sản phẩm từ sữa có thể là 1 cốc sữa, sữa chua, hoặc sữa đậu nành; 42g, hai lát, hoặc 1/3 ly vụn pho mát cứng (cheddar, mozzarella, Swiss hoặc Parmesan); 56g phô mai đã xử lý (American); 1/2 chén phô mai ricotta; 2 chén phô mai cottage; 1 chén bánh pudding làm từ sữa  hoặc 1,5 ly kem.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, một lát pho mát cheddar cho bữa trưa, ½ ly sữa nguyên kem cho bữa tối.
  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, 1/2 ly sữa chua cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1/2 ly sữa nguyên chất cho bữa tối.
  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, 1/2 ly sữa chua cho bữa trưa, 1/2 ly kem tráng miệng.

Chất đạm

Thịt, gia cầm, hải sản, đậu và đậu Hà Lan, trứng, các sản phẩm đậu nành. Ngoài ra còn trong các loại quả hạch và hạt là tất cả các loại thực phẩm chứa chất đạm. (Đậu và đậu Hà Lan cũng là một phần của các nhóm thực phẩm rau). Trừ khi bạn đang nuôi con ăn chay. Cố gắng cho trẻ ăn hải sản ít nhất hai lần một tuần.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu chất đạm mỗi ngày: tương đương khoảng 56g.

28g chất đạm tương đương: 28g thịt, cá hoặc gia cầm; một quả trứng; 1 muỗng canh bơ hạt; 1/4 chén đậu nấu chín; và 1/8 chén đậu hũ tất cả tương đương 28g chất đạm.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1 quả trứng cho bữa ăn sáng, ¼ chén đậu đen nghiền nấu chín cho bữa tối.
  • 1 muỗng canh bơ đậu phộng (trải mỏng trên bánh mì hoặc bánh quy giòn) cho bữa trưa, 28g cá ngừ cho bữa ăn tối.
  • 1 lát gà tây cho bữa trưa, 1/4 chén đậu lăng nấu chín cho bữa ăn tối.

Trích dẫn từ yhoccodong.com

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *