Chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học dành cho người bị bệnh viêm gan B

Chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học dành cho người bị bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Hiện nay chưa có biện pháp để loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể mà chỉ có thể điều trị để ngăn chặn virut nhân lên, giảm nồng độ virut trong máu cùng tổn thương tế bào gan và hạ men gan. Bên cạnh đó là ngăn chặn những biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Để kết quả điều trị cao nhất thì bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ sinh hoạt hợp lý và quan trọng nhất là cần có chế độ ăn uống khoa học. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các độc giả một số thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị bệnh viêm gan B

Những thực phẩm tươi sống và chứa nhiều chất độc hại nên được loại bỏ khỏi bữa ăn hằng ngày

Trong chế độ ăn thường ngày, người bị viêm gan B cần tránh xa những loại thực phẩm chưa được nấu chín như cá sống, tôm sống, hải sản sống, thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh, và không đảm bảo vệ sinh; thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và phẩm màu độc hại. Các chất này khi vào cơ thể sẽ khiến các đại thực bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sản sinh các chất gây viêm làm tổn hại đến gan. Đặc biệt, trong trường hợp gan đang bị suy giảm khả năng hoạt động do virus viêm gan B sẽ càng ngày càng suy yếu hơn, dẫn đến các biến chứng xơ gan và ung thư gan

Tránh xa các thực phẩm quá cay, quá mặn và quá béo

Chế độ dinh dưỡng phù hợp người bị bệnh viêm gan B

Các món chiên xào nhiều dầu mỡ, động vật khiến người bênh khó tieu hóa; làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, béo phì. Các loại thực phẩm này đều gây hại tới quá trình phục hồi khi chữa trị viêm gan B. Người bệnh có thể thay thế các loại dầu động vật bằng dầu thực vật.
Các món ăn có chứa nhiều tiêu, ớt, riêng, sa tế, mù tạt khi vào cơ thể gây nóng  gán, giảm khả năng thải độc của gan và ảnh hưởng không tốt tới quá trình hồi phục do tổn thương viêm do siêu vi B gây ra.
Các món ăn có chứa nhiều muối và natri không tốt cho người bệnh viêm gan B, chúng không chỉ gây tích nước ở các chi mà còn khiến gan bị ứ nước, sưng phù.

Nội tạng động vật cũng không phải là loại thực phẩm nên tiêu thụ

Là loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao nhất, chất này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hoạt động của gan khi bị viêm gan B như cản trở bài tiết mật, giảm quá trình lọc thải độc tố, không chuyển hoá hết chất béo, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ và biến chứng thành xơ gan.

Thực phẩm quá nhiều đạm

Có thể kể tới như thịt dê, ba ba, thịt bò,… Những thực phẩm này tuy rất giàu đạm và các vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng lại có tính nóng và rất khó tiêu hoá. Người bị viêm gan B không nên dùng những loại thực phẩm này.

Măng – Nhân sâm

Măng rất giàu chất xơ nhưng lại chứa độc tố có hại cho gan; bên cạnh đó măng rất khó tiêu hoá và có tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hoá tại gan. Nhân sâm có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể; mà nhiệt độ của người bị viêm gan B luôn có xu hướng tăng. Vì vậy người bị viêm gan B ăn nhân sâm thì nguy cơ bị xuất huyết nội rất cao.

Hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn

Chế độ dinh dưỡng phù hợp người bị bệnh viêm gan B

Không phải ai uống nhiều bia rượu cũng mắc bệnh về gan, nhưng phần lớn những người bị ung thư gan đều uống bia rượu khá thường xuyên thậm chí là lạm dụng chúng. Viêm gan B chính là nền tảng để phát triển thành ung thư gan. Người bị viêm gan B càng uống nhiều bia rượu; gan càng phải làm việc nhiều, càng tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Thế nhưng, đôi lúc vì yếu tố công việc, phải tiếp khách hoặc tham gia họp mặt cùng bạn bè; thật sự rất khó để từ chối “uống vài ly” trên bàn tiệc. Trong những trường hợp này, bạn có thể uống một hoặc hai ly xã giao; nhưng hãy áp dụng thêm những cách để giảm bớt độc tố của bia, rượu, tăng cường thêm khả năng chống độc, bảo vệ gan.

Có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng

Người bị viêm gan B thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng nên hay bỏ bữa hoặc chỉ ăn một lượng rất ít trong ngày. Điều này vô tình càng làm ảnh hưởng đến gan. Khi bị “bỏ đói” hoặc thiếu chất dinh dưỡng, gan sẽ không thể làm việc hiệu quả; dẫn đến khả năng phân giải và chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo. Cụ thể, thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến sự tái tạo, phục hồi các tế bào gan hư hại; từ đó khiến các tế bào gan này bị hoại tử, thúc đẩy diễn tiến xơ gan.
Ngược lại, khi cơ thể nạp vào quá nhiều dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày; “nhà máy gan” sẽ phải hoạt động hết công suất để tổng hợp các chất dinh dưỡng và loại bỏ một số chất độc hại. Điều này tất nhiên cũng sẽ gây nguy hại cho gan, làm gan suy kiệt; đặc biệt trong tình trạng gan đang bị virus HBV xâm nhập.
Vì những nguyên nhân trên, người bị viêm gan B rất cần một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, cụ thể người bị nhiễm viêm gan siêu vi B cần:

Nên ăn đúng giờ và chia nhỏ các bữa ăn ra

Về chế độ ăn, nên chia nhỏ thực đơn của mình ra làm nhiều bữa trong ngày để cơ thể hấp thu tốt hơn; đồng thời giảm bớt áp lực cho gan. Người bị viêm gan B cần có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, đảm bảo phần năng lượng được nạp vào vào khoảng từ 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày).

Bổ sung đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất

Chế độ dinh dưỡng phù hợp người bị bệnh viêm gan B

Chất bột đường

300 – 400g/ngày. Chất bột đường cung cấp 60-65% năng lượng cho người bị viêm gan B; có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các mô tế bào bị hư hại; tất nhiên bao gồm tế bào gan. Chất bột đường có nhiều trong gạo, bánh mì, các loại củ, đường, ngô,…cũng có chứa bột đường.

Chất đạm

1 – 1,5g/kg trên tổng thể trọng. Cụ thể, người bị bệnh viêm gan B nên lấy 50% đạm từ ngũ cốc và các loại rau củ quả; 50% còn lại lấy từ các loại đạm, thức ăn từ động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Cứ như vậy, chia trên tổng thực đơn dinh dưỡng thường ngày; người bị viêm gan B sẽ cung cấp đầy đủ lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Chất béo

Mặc dù người bị viêm gan B được khuyến cáo cần hạn chế chất béo; nhưng không nên cắt khỏi khẩu phần ăn. Người bị viêm gan B cần chất béo từ 15-20% trên tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Đặc biệt là các loại chất béo lấy từ các loại đậu, mè, trứng và các loại cá hấp, kho được chế biến để giữ nguyên lượng dinh dưỡng nhưng không quá béo.

Vitamin và khoáng chất

Rất tốt cho sức khỏe thường có trong rau xanh và hoa quả. Mỗi ngày mỗi người nên ăn ít nhất là 300gr rau xanh; và 200gr hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Chế độ ăn uống khoa học luôn là liệu pháp hữu hiệu giúp gan giảm thiểu áp lực; vì gan là đầu mối tiếp nhận và xử lý vô số các chất độc hại của cơ thể.
Xem thêm các bài viết khác tại đây.
Trích dẫn từ hewel.com.vn
Lê Sơn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *