Nguy cơ trẻ bị bệnh về tiêu hóa khi ba mẹ cho ăn dặm quá sớm

Nguy cơ trẻ bị bệnh về tiêu hóa khi ba mẹ cho ăn dặm quá sớm

Trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ. Không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Trẻ ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ăn dặm quá sớm sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đên sức khỏe của trẻ

Ăn dặm quá sớm sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đên sức khỏe của trẻ

Ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít. Đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì vậy, nếu ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng. Đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện. Đã tiêu hóa được các loại thực phẩm mềm. Nên việc hấp thu các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp mẹ phải đi làm trước khi con được 6 tháng tuổi. Thì có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho trẻ bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú. Ngoài ra tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để ở nhà cho bé. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho bé ăn sữa công thức.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ba mẹ cho con ăn dặm sớm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ba mẹ cho con ăn dặm sớm

Song trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp, mẹ bị thiếu sữa hoặc có vấn đề về sức khỏe mà không thể cho con bú. Lúc này cần phải cho ăn bổ sung thực phẩm (có trường hợp ăn dặm từ 3 tháng tuổi). Một số cha mẹ khác lại nghĩ rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm cho “có bột. Có hồ” sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân. Tuy nhiên, TS. Từ Ngữ khuyến cáo, không nên cho ăn bổ sung thực phẩm quá sớm. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nếu ăn bổ sung quá sớm khiến trẻ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa. Đó là chưa kể đến việc cho ăn bổ sung sai cách thì càng gây ra những hậu quả nặng nề hơn.

Những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

“Việc cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm cần đảm bảo 2 nguyên tắc rất quan trọng. Đó là: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc. Việc ăn từ ít đến nhiều để xem cơ thể trẻ phản ứng thế nào với loại thực phẩm đó, có dung nạp hay không. Còn ăn từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần dần với thực phẩm.”- TS. Từ Ngữ phân tích.

Cũng theo TS. Từ Ngữ, một điều nữa cần phải chú ý là khi cho trẻ ăn bổ sung. Cha mẹ nên lưu ý sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ phát triển tốt thì có nghĩa là chế độ ăn mà bạn đang áp dụng cho con là đúng. Còn ngược lại thì cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Cha mẹ cũng cần chú trọng tới giờ giấc ăn. Bởi vì cơ thể con người cứ đúng giờ ăn là sẽ tiết ra dịch vị. Nếu ăn sai giờ thì cơ thể không tiết ra dịch vị, gây hại cho đường tiêu hóa.

Nên cho con tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

Nên cho con tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ Trung tâm Khám Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, khi bé được 6 tháng tuổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm. Lúc đầu chỉ cho trẻ ăn 1 – 2 bữa thậm chí chỉ vài thìa/ngày. Sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của cháu. Thức ăn lúc đầu xay nhuyễn, sau thì băm nhỏ, càng tập cho bé ăn thô sớm càng tốt. Ban đầu có thể ăn bột loãng, hoặc cháo xay ăn thịt trứng trước, khi 7  tháng ăn tôm, cua cá.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ). Để có thực đơn cụ thể, cha mẹ cũng nên đến Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

>>> Xem thêm: Những lưu ý về dinh dưỡng mà bố mẹ cần ghi nhớ khi con trẻ lên 1

Trích dẫn từ mattroibetho.vn

Mỹ Hẹn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *