Tất tần tật những điều cần biết về ngày Tết Hàn thực

Tất tần tật những điều cần biết về ngày Tết Hàn thực

Trong đời sống người Việt, đặc biệt là các dân tộc ở miền núi phía Bắc, tết Hàn Thực (mồng 3 tháng 3 âm lịch) là ngày lễ lớn. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của tết Hàn Thực, tiết Thanh Minh thế nào?

“Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” – hai câu thơ nổi tiếng trong Truyện Kiều quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Trước khi bắt đầu tiết Thanh Minh (năm nay vào khoảng 12 tháng 3 âm lịch), mồng 3 tháng 3 âm lịch còn là tết Hàn Thực trong tiềm thức văn hóa người Việt.

Tết Hàn Thực là ngày Tết được lưu truyền theo quan niệm dân gian. Đây là ngày lễ lớn đối với các dân tộc miền núi phía Bắc và các tỉnh miền xuôi thì xem đây là ngày “bánh trôi bánh chay” thắp dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của tết Hàn Thực là gì? Thanh Niên xin giới thiệu đến độc giả ý kiến của nhà nghiên cứu Hoàng Triệu Hải – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương.

Tết Hàn thực bắt nguồn từ đâu?

Tết Hàn thực có nghĩa là ăn đồ lạnh vào dịp Tết (“Hàn” nghĩa là lạnh, “thực” nghĩa là ăn). Đây là một phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc dựa vào một câu chuyện cổ xưa. Theo đó, vào Xuân Thu năm 770-221; vị vua Tấn Văn Công của nước Tấn đã gặp bạo loạn nên phải rời bỏ nước ra đi. Sau đó ông tạm trú nay tại nước Tề, ngày mai tại nước Sở. Lúc đó, vua được phò tá bởi Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi là một hiền sĩ và đã giúp vua với nhiều mưu kế. Trong quá trình đi lánh nạn, do không còn gì để ăn; ông đã cắt một phần thịt từ đùi mình nấu rồi dâng lên vua. Vua Tấn Văn Công sau khi ăn xong, gạ hỏi ra thì biết nên vô cùng xúc động.

Tết Hàn thực có nghĩa là ăn đồ lạnh vào dịp Tết

Vị hiền sĩ này đã phò tá vua suốt 9 năm trời; trải qua biết bao nhiêu gian khổ cùng nhau. Sau một khoảng thời gian dài, vị vua cũng lấy lại được ngai vàng và thành vua nước Tần. Ông đã ban thưởng cho những người có công giúp đỡ bao nhiêu là ngọc; nhưng tuyệt nhiên lại quen đi mất vị hiền sĩ này. Tuy nhiên Giới Tử Thôi lại không hề mang lòng oán trách. Ông cho rằng giúp đỡ được vua là vinh hạnh của mình và không có gì đáng để kể công.

Sau đó, Giới Tử Thôi cùng mẹ ẩn náu trong rừng. Sau đó vua nhớ ra và muốn ban thưởng. Ông lập tức cho người đốt rừng để ép vị hiền sĩ ra. Nhưng ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng. Nhà vua hối hận nên lập miếu và lấy ngày 3/3 hàng năm làm ngày giỗ ông.

Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn… Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn

Truyền thống dân tộc

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc; như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ,;thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi; bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng; ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương; và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực; người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật; không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *