Sự khác nhau về ẩm thực ngày Tết Trung thu giữa các nước châu Á

Sự khác nhau về ẩm thực ngày Tết Trung thu giữa các nước châu Á

Giới thiệu về Tết Trung thu

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm

 

Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Nguồn gốc của Tết Trung thu tại châu Á

Theo như câu chuyện người đời xưa để lại, thời điểm gặt và thu hoạch lúa là vào tháng 8 mỗi năm. Đây được cho là khoảng thời gian “hái quả” của người nông dân; sau một năm chăm sóc và làm việc mệt nhoài. Ngoài ra, trăng tròn và đẹp nhất là vào tháng 8. Từ những mối liên kết riêng, từ đó ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm là ngày lễ hội trong năm. Đây là dịp để thờ thần Trăng cũng như ca ngợi quá trình làm việc chăm chỉ của người nông dân. Trẻ nhỏ trong nhà có cơ hội được rước đèn phá cỗ, vui đùa với nhau.

Trong các dịp lễ lớn, Tết Trung thu được coi là lễ lớn chỉ sau Tết Âm lịch tại châu Á. Mỗi miền văn hóa, tin ngưỡng lại có cho mình một ý nghĩa ngày Tết trung thu không giống nhau. Tết Trung thu có thể ngày lễ cho trẻ em vui chơi; hay là ngày thờ thần Trăng; hay đơn giản chỉ là một ngày gia đình quây quần bên nhau; thậm chí là có liên quan đến các sự tích hay truyền thuyết.

Tết trung thu tại Nhật

Tết Trung thu tại Nhật Bản có tên gọi là Tsukimi hay Otsukimi. Cả hai đều có nghĩa là “ngắm trăng”. Chuẩn bị cho ngày lễ Tết Trung thu; mỗi gia đình Nhật sẽ sắm một mâm cỗ đầy đủ và thịnh soạn để cúng thần Trăng; để bày tỏ lòng biết ơn với thần. Đây cũng là dịp mà mọi người trong gia đình bên nhau, nhâm nhi một miếng bánh, uống một miếng trà với nhau.

Khác với ở Việt Nam, bánh của người Nhật bày cúng trăng là Tsukimi dango – bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời. Tsukimi có công thức tương tự như bánh trôi nước ở Việt Nam nhưng khác biệt ở chỗ được nướng sơ qua cho nóng giòn, khi ăn cho thêm một chút mật đường ngọt lịm phía bên trên bánh. Mâm cỗ cúng rằm của người Nhật còn có sự góp mặt của khoai lang, hạt dẻ, các loại mì khác nhau như soba, ramen…

Tết Trung thu của người Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc, ngày tết trung thu là dịp để cảm tạ trời đất; thiên nhiên đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đặc biệt là tạ ơn ân đức của ông bà tổ tiên đời trước; chính vì vậy, ngày tết trung thu của người Hàn còn có một cái tên khác nữa chính là ngày lễ tạ ơn – Chuseok. Ngày lễ Chuseok kéo dài trong 3 ngày; đó là thời gian cho mọi người nghỉ ngơi và quây quần bên gia đình; con cái dù có ở xa cũng phải quay về đoàn tụ với bố mẹ.

Chuseok diễn ra ngay sau vụ mùa nên thực phẩm cho ngày lễ này khá đa dạng; những cái tên đáng được nhắc đến như: Songpyeon (bánh gạo hình bán nguyệt); Taro guk (canh khoai môn), Hwanyang jeok (rau và thịt xiên); Dakjjim (gà luộc)…Thế nhưng món ăn hấp dẫn nhất chính là Songpyeon; – Loại bánh có mùi thơm của nếp mới, lá thông, bùi bùi của đậu, hình trăng khuyết, màu sắc vui tươi.

Làm ra được những chiếc bánh đáng yêu này không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo kéo và tinh tế của người phụ nữ. Bánh Songpyeon sẽ giúp bạn ghi điểm khéo tay trong mắt mọi người đấy!

Tết trung thu của Trung Quốc và Việt Nam

Sự tương đồng ẩm thực giữa hai nước

Tết trung thu ở Trung Quốc và Việt Nam có sự trương đồng rất lớn; do đặc điểm giao thoa văn hóa có từ lâu đời của hai quốc gia. Tuy rằng tương truyền nguồn gốc của ngày tết trung thu khá khác nhau; Ở Trung Quốc kể chuyện vua Đường Minh Hoàng được đạo sĩ đưa đi ngắm cảnh cung trăng; còn ở Việt Nam lại quen với câu chuyện Cung Trăng, Chú Cuội, Hằng Nga, Thỏ Ngọc. Thế nhưng hoạt động văn hóa ẩm thực ngày rằm tháng tám ở hai quốc gia này; đều xoay quanh việc thưởng bánh, uống trà và trò chuyện cùng nhau.

Những điểm khác biệt

Món ăn chính trong ngày lễ cổ truyền này là bánh nướng; ở Việt Nam, châu Á còn có sự góp mặt của bánh dẻo. Người Trung quốc truyền nhau rằng bánh nướng có nguồn gốc từ tướng Trương Sĩ Thành; – Người cầm đầu cuộc khởi nghĩa quân Nguyên, nhận thấy phong tục tặng bánh cho nhau ngày rằm tháng tám là dịp may hiếm gặp; nên đã làm một loại bánh có nhét giấy bên trong nghi chữ “Bát nguyệt thập ngũ dạ sát Thát tử” (đêm 15 tháng 8 giết giặc Thát Đát – tức quân Nguyên). Dân chúng châu Á truyền tay nhau và hẹn ngày giành chiến thắng. Từ đó bánh nướng được ra đời mang trong mình ý nghĩa đoàn tụ, đoàn viên.

Món ăn chính trong ngày lễ cổ truyền này là bánh nướng

Bên cạnh bánh nướng, người Việt đã sáng tạo thêm bánh dẻo như một nét đôc đáo của riêng mình. Bánh dẻo có màu trắng tinh khôi, mùi hương thoang thoảng của hoa bưởi; vị đỗ xanh ngọt bùi mang đến một cảm giác khó quên.

Tết Trung thu – Một cái tên không chút màu mè, là dịp lễ đáng được trân trọng. Bài viết trên đây đã điểm qua vài món bánh ngày rằm tháng tám của một vài nước Châu Á; đã giúp ta phần nào hiểu thêm về những đặc trưng thú vị; độc đáo của nền văn minh lúa nước lâu đời.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *