Những món ăn xuất hiện trong ngày Tết Âm lịch của người Nhật

Những món ăn xuất hiện trong ngày Tết Âm lịch của người Nhật

Cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, cũng như sự hội nhập của văn hóa phương Tây, Nhật Bản đang vươn mình trỗi dậy, dẫn đầu trên thế giới về mọi mặt. Thế nhưng, đất nước này vẫn luôn giữ cho mình những nét đẹp truyền thống, mà điển hình là những phong tục trong ngày Tết. Hãy cùng tìm hiểu đôi nét văn hóa về ngày Tết ở Nhật qua bài viết dưới đây nhé.

Lịch sử ngày Tết Âm lịch ở Nhật Bản

Ngày Tết trong tiếng Nhật là お正月・おしょうがつ,Oshougatsu ,âm Hán Việt đọc là Chính Nguyệt. Tết cổ truyền bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigami Sama, đây là vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và tài lộc. Giống với Việt Nam chúng ta, Nhật Bản đã từng có tết cổ truyền theo âm lịch. Tuy nhiên, để ưu tiên cho việc phát triển kinh tế, Nhật Bản chính thức bỏ tết âm và chuyển qua tết dương. Tức là ngày đầu tiên của tháng dương lịch. Nhưng dù thế nào đi nữa, Tết đối với người Nhật vẫn luôn là một kì nghỉ được mong đợi. Đây là quãng thời gian sum họp gia đình có thể nói là vui nhất trong năm.

Người Nhật ăn gì vào dịp Tết?

Cùng là những nước thuộc phía Đông của châu Á, Nhật Bản và Việt Nam cũng cùng đón Tết Âm lịch. Ngày Tết là một ngày rất đặc biệt trong năm đối với người Nhật. Nó có giá trị về tinh thần đối với người dân. Vào dịp Tết này, những người phụ nữ trong gia đình hứng khởi sắm cho gia đình các món ăn ngày Tết; để thờ phụng tổ tiên và cũng là để mời họ hàng về sum họp, quây quần bên nhau.

Ngày Tết là một ngày rất đặc biệt trong năm

Người Nhật thường làm các loại bánh Tết vào ngày hai mươi tám và mùng 30 Tết. Những món bánh này là biểu trưng cho những sự may mắn. Và trong ngày Tết thì không thể thiếu các món Tết hoặc đồ ăn nấu tổng hợp. Các món Tết ở đây được hiểu là các loại bánh ngọt; được làm từ các nguyên liệu đặc biệt. Đó là rễ cây ngưu bàng, cá sardin khô, khoai lang cũng như hạt dẻ và nhiều nguyên liệu khác. Người Nhật cho rằng các món ăn này mang nhiều ý nghĩa từ lòng thành tâm; với mong muốn gặp được nhiều điều may mắn, phước lành trong năm mới.

Sashimi và Sushi

Đầu tiên, không thể không kể đến hai món và sashimi và sushi. Đây đều là các món ăn linh hồn của ẩm thực Nhật Bản. Cả hai món ăn này đều là những món ăn nổi tiếng; mang nền ẩm thực Nhật Bản bay xa khắp thế giới. Sashimi được làm từ các loại hải sản tươi sống; còn sushi được làm từ cơm trộn cùng dấm và một lát hải sản tươi sống.

Cả hai món ăn này đều là những món ăn nổi tiếng

Osechi

Osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ các loại hải sản, thịt gia súc, gia cầm và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú. Điều thú vị khác ở osechi là mỗi loại nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ví dụ: Cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu – mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm – tượng trưng cho sự trường thọ.

Zouni và bánh dày năm mới Kagaminochi

Ngoài osechi còn có một món ăn khác cũng không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Nhật, đó là món zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày. Bánh dày năm mới kagamimochi được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh dày năm mới của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.

Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ.

Rượu Sake truyền thống

Về đồ uống, tuỳ theo mỗi gia đình cũng rất phong phú, đa dạng, có thể là các loại rượu, bia nhập ngoại, nhưng thường thì không thể thiếu rượu Sake và một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo hay Kirin…

Ngày Tết còn được coi là ngày khởi đầu của mùa xuân (ngày lập xuân), thời điểm mà mọi người đều thành tâm cầu chúc một năm với nhiều sinh mệnh được chào đời. Vì thế, qua những món ăn tự tay chế biến họ muốn gửi gắm tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào một sự khởi đầu viên mãn.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *