Những món ăn trong ngày lễ Giáng sinh của phương Tây

Những món ăn trong ngày lễ Giáng sinh của phương Tây

Giáng Sinh Là Gì?

Đêm giáng sinh có nguồn gốc như thế nào?

Theo các tín đồ Thiên Chúa Giáo (Kitô giáo), ngày Lễ Giáng Sinh, Noel, Christmas là ngày mà thiên chúa Giêsu được sinh ra. Ngày chính thức của lễ là vào ngày 25/12 – “Lễ chính ngày”. Còn đêm ngày 24/12 được gọi là “Lễ vọng”. “Lễ Vọng” thường sẽ thu hút được nhiều người tham gia hơn.

Ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh

Ngoài ý nghĩa theo đạo thiên chúa, giáng sinh còn là ngày lễ của gia đình. Nơi mọi người quây quần ăn tối và chia sẻ những câu chuyện. Giáng sinh cũng có thể được coi là lễ của trẻ em. Đêm Giáng sinh là một đêm kỳ diệu, mọi điều ước của trẻ em đều sẽ thành hiện thực. Chúng thường ước những món quà trong đêm giáng sinh và bỏ vào một chiếc tất. Rồi sau đó đợi ông già Noel tới và tặng cho chúng.

Ngoài ra, giáng sinh còn gửi gắm thông điệp hòa bình, mọi người hãy chia sẻ với những người khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống bằng cách tặng họ những món quà xinh xắn.

Bánh Pudding

Nghe rất lạ phải không, nhưng người phương Tây thật sự ăn bánh Pudding mỗi dịp Giáng sinh. Bánh Pudding được coi là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc vào ngày này. Nhưng bánh Pudding hiện giờ rất khác so với bánh Pudding ngày xưa. Bánh Pudding vào thế kỉ 15 thường được chế biến từ loại mận cùng rượu vang; trong bánh Pudding còn có phần thịt bê, bánh mì, rau thơm và các loại trái cây cũng một số gia vị đặc biệt.

Người phương Tây thật sự ăn bánh Pudding mỗi dịp Giáng sinh

Đến thế kỉ 16, công thức làm bánh Pudding đã thay đổi; khi mà trong bánh không còn xuất hiện rau và các loại thịt. Cho đến khoảng thế kỉ thứ 19, vị bánh đã gần như vị bánh hiện tại. Khác với chiếc ngày xưa, bánh Pudding giờ được thêm các loại đậu và đồng xu. Người ta cho rằng khi ăn loại bánh này vào Giáng sinh sẽ đón nhiều niềm vui trong năm mới.

Bánh khúc cây

Tương truyền kể rằng, vào lễ Yele thời xưa, mọi người đã phải làm ra một khúc gỗ lớn; sau đó đem đi đốt lửa khoảng 12 đêm liên tiếp. Việc đốt gỗ này nhằm chào gọi sự quay lại của thần mặt trời. Người ta cho rằng nếu ngọn lửa của khúc gỗ bị tắt trước 12 đêm; thì coi như năm đó sẽ gặp nhiều điềm xui.

Dựa theo câu chuyện đó, lí giải cho việc người phương Tây thường chuẩn bị một chiếc bánh sô-cô-la hình dạng khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.

Gà Tây quay

Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.

Gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến

Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1- 1788.

Kẹo bạc hà cây

Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral phương Tây đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.

Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo. Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *