Ẩm thực Trung Quốc trong 15 ngày tết có những gì?

Ẩm thực Trung Quốc trong 15 ngày tết có những gì?

Tổng quan ẩm thực Trung Quốc

Ẩm thực Trung Quốc là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, bao gồm ẩm thực có nguồn gốc từ các khu vực đa dạng của Trung Quốc, cũng như từ người Hoa ở nước ngoài đã định cư ở các nơi khác trên thế giới.

Do cộng đồng người gốc Hoa và sức mạnh lịch sử của đất nước, ẩm thực Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều món ăn khác ở châu Á, với những sửa đổi được thực hiện để phục vụ khẩu vị địa phương. Thực phẩm chủ yếu của Trung Quốc như gạo, nước tương, mì, trà, đậu phụ, và các dụng cụ như đũa và chảo, hiện có thể thấy trên toàn thế giới.

Những yếu tố quyết định như gia vị và kỹ thuật nấu nướng của các tỉnh của Trung Quốc phụ thuộc vào sự khác biệt trong nền lịch sử và các nhóm dân tộc. Các đặc điểm địa lý bao gồm núi, sông, rừng và sa mạc cũng có tác động mạnh mẽ đến các thành phần sẵn có của địa phương, xem xét rằng khí hậu của Trung Quốc thay đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến cận nhiệt đới ở phía đông bắc. Sự sáng tạo đa dạng trong nhà bếp cung đình, hoàng tộc và quý tộc cũng đóng một vai trò trong sự thay đổi của ẩm thực Trung Quốc.

Ẩm thực Trung trong 15 ngày Tết

Ngày mồng một

Ngày mồng một là ngày đầu tiên trong năm. Ngày mồng một theo quan niệm ngày xưa là ngày để chào đón các vị của Trời Đất. Đây cũng là ngày mà mọi người trong gia đình sum họp với nhau. Ngày đầu năm mới không thể thiếu bóng dáng cua bao lì xì. Người lớn sẽ mừng tuổi cho trẻ nhỏ. Vào những ngày này, người Trung Quốc thường làm các món ăn mang nghĩa may mắn; để lấy hên cho cả năm. Họ thường kiêng ăn thịt vào ngày đầu năm. Người Trung Quốc cho rằng làm như vậy họ sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Ngày mồng một là ngày đầu tiên trong năm

Ngày mồng hai

Đến ngày mồng hai, mọi người thường đi chúc tết và ghé thăm gia đình đằng ngoại. Lí giải cho điều này là người vợ cả năm đã bên nhà chồng. Vì thế ngày mồng hai là ngày hiếm hoi người vợ được về gặp gia đình. Khi đi chúc Tết, thường họ sẽ mang quà cáp để biếu đằng ngoại; và cũng không thể thiếu những bao lì xì đỏ may mắn. Trẻ nhỏ trong nhà sẽ được nhận lì xì còn người lớn sẽ biếu hoa quả và các món quà ý nghĩa. Người chồng đến thăm gia đình vợ sẽ mừng tuổi cho bố mẹ người vợ. Khi chúc tết nhau vào dịp Tết, người ta thường gọi đây là dịp “Cung hỷ phát tài”. Gia đình nhà ngoại sẽ bày tiệc trà để đãi khách.

Ngày mồng hai cũng là ngày cúng giỗ tổ tiên dòng tộc và các vị thần. Chó cũng là một loài vật được người Trung Quốc yêu mến. Và họ thường lấy ngày mồng hai là ngày sanh thần của chúng.

Ngày mồng ba và ngày mồng bốn

Hai ngày này được xem là không thích hợp để thăm bạn bè và người thân vì rất dễ dẫn đến cãi lộn, xung khắc.

Ngày mồng năm

Được xem là ngày của Thần Tài, do đó mọi người thường ở nhà để chào đón vị thần này. Không ai ghé thăm gia đình hay bạn bè vào mồng năm vì nó sẽ đem lại điều xui xẻo cho cả hai bên. Nhiều cửa hiệu của người Hoa đã mở cửa vào ngày này hàng năm. Ở miền Bắc Trung Quốc, các gia đình thường ăn bánh bao vào buổi sáng để lấy may.

Ngày mồng sáu cho đến mồng mười, người Trung Quốc thăm họ hàng và bạn bè tùy thích. Họ cũng viếng thăm đền thờ, chùa chiền để cầu may mắn và sức khoẻ.

Ngày mồng bảy

Là ngày mà những người nông dân cúng nông sản. Người Trung Quốc làm rượu từ bảy loại rau để cầu trúng mùa. Ngày mồng bảy cũng được xem là ngày sinh nhật của loài người. Họ thường ăn mì ống để tăng tuổi thọ và cá sống để thành công. Các gia đình đều tụ tập ăn cỗ món truyền thống cá trộn salad và chúc nhau giàu có, thịnh vượng.

Ngày mồng tám

Người Phúc Kiến có một buổi tiệc ăn tối đoàn tụ gia đình, và vào giữa đêm họ cầu nguyện thiên cung (Tian Gong – Thượng đế).

Người Phúc Kiến có một buổi tiệc ăn tối đoàn tụ gia đình

Ngày mồng chín

Đây là ngày làm lễ cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngày mồng mười đến ngày mười hai

Đây là những ngày bạn bè và họ hàng ghé thăm nhau ăn tối.

Ngày mười ba

Vào ngày mười ba của năm mới, người dân Trung Quốc ăn chay. Họ thường ăn cháo yến mạch (rice congee) và mù tạc để làm sạch đường tiêu hóa.

Vào ngày mười ba của năm mới, người dân Trung Quốc ăn chay

Ngày mười bốn

Họ chuẩn bị mọi thứ để tổ chức cho Lễ hội đèn lồng sẽ được tổ chức vào tối ngày mười lăm (Hay rằm tháng Giêng).

Ngày mười lăm

Là ngày lễ hội đèn lồng (Lantern). Mọi nhà đều treo đèn lồng bên ngoài ngôi nhà của mình, các công viên, các con đường cũng ngập tràn các loại đèn lồng đầy màu sắc.

Vào ngày này, họ thường ăn súp Tangyuan. Tangyuan (nhiều vùng còn gọi là Yuan-xiao) tượng trưng cho sự đoàn viên, bởi hình tròn của nó thể hiện sự hoàn chỉnh, hòa hợp và thống nhất trong gia đình. Tangyuan được làm từ gạo nếp, bột, nước, chất tạo màu, viên lại thành hình trong nhỏ, nấu trong nước, có thể bọc vừng đen hoặc hạt đậu đỏ…

Lễ hội kết thúc với hoạt động múa rồng. Những con rồng được làm bằng tre, lụa, giấy.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *