Món ăn nào được người Nhật thưởng thức mỗi dịp Tết Trung thu?

Món ăn nào được người Nhật thưởng thức mỗi dịp Tết Trung thu?

Nguồn gốc lễ hội ngắm trăng

Trong tiếng Nhật “Tsukimi” có nghĩa là “ngắm trăng”, còn chữ “O” thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm. Người Nhật thường ăn bánh Dango.

Những loại bánh được chế biến từ gạo gọi chung là Dango
Những loại bánh được chế biến từ gạo gọi chung là Dango

Có giả thuyết cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 – 1185). Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 – 1868) thì nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian. Những mùa lễ Otsukimi đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.

Chính là bánh Tsukimi-dango

Những loại bánh được chế biến từ gạo gọi chung là Dango. Loại bánh này gần giống với loại bánh mochi – loại bánh được biết đến nhiều tại Việt Nam. Dango được người Nhật thưởng thức quanh năm. Họ thường dùng kèm trà khi ăn món bánh này. Người Nhật đặc biệt dùng loại bánh này vào dịp lễ Tết Trung Thu; với hàm ý cúng trăng và bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên cội nguồn.

Những loại bánh được chế biến từ gạo gọi chung là Dango
Loại bánh này gần giống với loại bánh mochi – loại bánh được biết đến nhiều tại Việt Nam

Bánh Tsukimi-dango là một loại bánh rất dễ làm. Chúng có cách làm tương tự như bánh trôi nước của Việt Nam. Bánh Tsukimi-dango có hình dạng nhỏ, tròn, kích thước vừa miệng; bánh còn dẻo dai. Loại bánh này được đa số những người Nhật yêu thích từ trẻ nhỏ cho đến người lớn.

Bánh Tsukimi-dango là một loại bánh rất dễ làm
Bánh Tsukimi-dango là một loại bánh rất dễ làm

Loại bánh này vốn dĩ đã ngon, người Nhật còn làm thêm hương vị cho loại bánh này. Tsukimi-dango khi kết hợp với trà xanh, đậu đỏ, chocolate và nhiều hương vị khác cũng rất ngon. Tsukimi-dango thường được người Nhật kết hợp cùng kem, hoa quả tươi,… làm tăng hương vị cho món ăn này; làm đa dạng nền văn hóa ẩm thực nước nhà. Tsukimi-dango được thấy ở nhiều cửa hàng trải dài khắp Nhật Bản.

Tùy vào từng vùng miền của Nhật Bản mà tsukimi-dango được chế biến thành nhiều hình dạng khác nhau, có thể là hình tròn, hình dẹt hoặc hình chữ nhật. Thế nhưng hình dáng phổ biến nhất của bánh vẫn là hình tròn.

Nguồn gốc của bánh Tsukimi-dango

Nếu như Trung thu Việt Nam có câu chuyện chị Hằng; câu chuyện chú Cuội phổ biến trong dân gian thì cung trăng Nhật Bản cũng có một nhân vật đại diện thú vị không kém. Đó chính là loài thỏ ngọc – những chú thỏ màu trắng; dễ thương rất được trẻ em xứ sở hoa anh đào yêu thích. Đây được coi như là một món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu. Nó dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật mỗi khi Trung thu tới.

Món ăn giống như lời tạ ơn các vị thần
Nguồn gốc của bánh Tsukimi-dango

Theo truyền thuyết Nhật Bản, bánh Tsukimi-dango được làm bởi các chú thỏ trên cung trăng. Hàng năm cứ đến ngày trăng rằm, các chú thỏ đó lại cùng nhau giã bột làm bánh để ăn mừng. Chính vì vậy, hình ảnh các chú thỏ giã bột; ăn bánh trên mặt trăng đã trở thành một hình ảnh ngộ nghĩnh mà quen thuộc trong tâm trí người Nhật.

Có rất nhiều truyền thuyết được truyền tai nhau rằng; vì sao thỏ lại là loài vật được sinh sống bất tử trên mặt trăng. Thế nhưng, điểm chung của tất cả các truyền thuyết ấy đều là ngợi ca sự hi sinh, tình nghĩa và dũng khí của loài thỏ. Thật không khó để nhận thấy thỏ là một loài vật rất được yêu mến và gần gũi với người dân Nhật Bản.

Ý nghĩa của bánh Tsukimi-dango

Ý nghĩa của bánh Tsukimi-dango
Ý nghĩa của bánh Tsukimi-dango

Tương tự như Trung Quốc hay Việt Nam, Nhật Bản mang âm hưởng văn hóa Á Đông. Vì thế họ sở hữu phong tục tập quán cúng trăng vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Và việc chọn Tsukimi Dango như món bánh truyền thống vào dịp tết trung thu Nhật Bản. Món ăn giống như lời tạ ơn các vị thần về vụ mùa đã qua, đồng thời cũng là lời cầu mong những điều tốt lành trong vụ mùa tiếp theo.

Người Nhật tin rằng ăn bánh trung thu Nhật Bản trong ngày rằm tháng 8 là cách để có được nhiều điều may mắn. Bởi lẽ hình tượng chú thỏ trên cung trăng khá giống với hoạt động ăn bánh hoặc làm bánh. Sau khi chế biến bánh Tsukimi Dango xong, người Nhật sẽ sắp chúng trên đĩa với hình tam giác hoặc kim tự tháp. Sau đó đặt chúng tại nơi có thể nhìn thấy ánh trăng rõ nhất và bắt đầu thưởng thức bánh ngoài trời.

Cúng bánh Tsukimi-dango vào Tết Trung thu

Vào đêm rằm Trung thu; người Nhật thường xếp những viên bánh tsukimi-dango tròn nhỏ thành hình tháp, đặt trên kệ gỗ. Bên cạnh trang trí bình cỏ susuki; đôi khi họ còn bày thêm một số loại hoa quả.

Sau khi hoàn thành mâm cúng; họ bày bánh trái ra vị trí có thể ngắm trăng rõ nhất trong nhà; thường là hiên nhà hoặc bên bậu cửa sổ. Đặt như vậy là bởi người Nhật muốn có thể vừa ăn bánh; vừa thưởng trăng một cách trọn vẹn nhất. Đối với người Nhật; lễ hội Ostukimi mà không có bánh Tsukimi-dango và ngắm trăng thì sẽ không trọn vẹn, hạnh phúc.

Họ bày bánh trái ra vị trí có thể ngắm trăng rõ nhất trong nhà
Cúng bánh Tsukimi-dango vào Tết Trung thu

Theo quan niệm Nhật Bản, bánh Tsukimi-dango được làm ra để dâng lên thần linh; cúng bái tổ tiên, cha mẹ đã mất và cầu mong cho mùa mang bội thu, cuộc sống an bình. Ở một số nơi còn cho rằng; nếu có trẻ em đi qua tự ý lấy bánh tsukimi-dango đã cúng xong là điều may mắn, gia đình sẽ gặp nhiều điềm lành. Quả là một chiếc bánh chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Nó giờ đây không chỉ đơn giản là một chiếc bánh mà còn chứa đựng nhiều nét văn hóa.

Theo quan niệm Nhật Bản, bánh Tsukimi-dango được làm ra để dâng lên thần linh; cúng bái tổ tiên, cha mẹ đã mất
Theo quan niệm Nhật Bản, bánh Tsukimi-dango được làm ra để dâng lên thần linh; cúng bái tổ tiên, cha mẹ đã mất

Bánh Tsukimi-dango có mùi vị dẻo, dai, thơm thơm ngọt ngọt; mang đậm bản sắc ẩm thực và văn hóa của xứ sở hoa anh đào xinh đẹp. Trung thu sắp đến gần; hãy thử vào bếp làm một đĩa bánh Tsukimi-dango cho mùa trăng rằm thêm phần khác lạ, thú vị và độc đáo nhé.

Trích dẫn từ amthuc365.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *