Ẩm thực chay mang tên ”Nguồn sống yêu thương” tổ chức tại Huế

Ẩm thực chay mang tên ”Nguồn sống yêu thương” tổ chức tại Huế

Ăn chay giờ đây không chỉ dành cho các nhà tu hành mà đã trở thành xu hướng trong xã hội. Ngoài vấn đề về ẩm thực, người ta còn ăn chay để tìm kiếm sự bình yên, và cũng là tìm cho mình một nơi thích hợp để tịnh tâm suy nghĩ, giải thoát những phiền muộn của cuộc sống hiện đại. Ăn chay cũng là cách để bảo vệ, giữ gìn sức khỏe khi ngày càng có nhiều bệnh tật đeo bám, tránh xa những thực phẩm độc hại, những loại thịt cá không đảm bảo cho sức khoẻ của bản thân và của người thân. Và đây cũng là một yếu tố góp phần để bảo vệ môi trường, bảo vệ những loài sinh vật đang dần bị mai một bởi vì chính con người.

Nấu món chay là cả một quá trình làm nghệ thuật. Trong đó có sự kết hợp, đan xen giữa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật tạo hình để mang lại những món ăn bắt mắt, hấp dẫn. Món chay không những thanh đạm, ngon, rẻ, tốt cho sức khỏe mà còn có hình thức đẹp, bày biện tinh tế.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chức

Tại Huế vào ngày 15 tháng 5 đã diễn ra sự kiện chào mừng Đại Lễ Phật đản – Phật lịch 2563. Sự kiện được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán. Sự kiện được mang tên “Nguồn sống yêu thương” xoay quanh ẩm thực chay. Lễ chào mừng được tổ chức bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sự kiện được tham gia đông đảo bởi người dân cũng như du khách đến thăm.

Trong lễ chào mừng lần này, khu trưng bày ẩm thực bao gồm đa dạng các loại món ăn. Các món chay được làm từ các loại thực vật khác nhau. Các món ăn không những đẹp về mặt hình thức; mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng; cũng như đáp ứng đủ về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Không gian ẩm thực tạo nên bầu không khí thanh đạm cho những người tham dự. Từ đó giúp duy trì, giữ gìn và phát huy văn hóa âm thực chay.

Ăn chay giờ đây không chỉ dành cho các nhà tu hành
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức

Tại Huế, tổng cộng đã xây dựng 400 chùa cùng 230 niệm Phật Đường. Nhắc tới ẩm thực chạy, những tín đồ ăn chay thường nhắc đến Huế; Huế là một nơi có nền ẩm thực chay phong phú và đa dạng. Nhiều món ăn chay ở đây được nhớ tới như là một nghệ thuật. Ngôi chùa ở Huế đều xuất hiện ở mỗi vùng; vì thế mà ẩm thực chay ở Huế khá phát triển.

Nền ẩm thực chay đa dạng và phong phú

Tại Huế, cơm chay hay được các chùa nấu để ăn và mời khách; các gia đình nấu cơm chay khi cúng giỗ; tiệc chay cũng được làm theo đơn đặt hàng của khách du lịch… Món chay Huế có rất nhiều như: cơm chay, bún chay, bánh canh chay, chả chay, bánh lọc chay… Thường vào ngày 14, ngày cuối tháng âm lịch hay ngày Phật đản, Vu lan… phần lớn các quán bún bò của Huế đều đổi món bán bún chay.

Cơm chay hay được các chùa nấu để ăn và mời khách
Đa dạng các món chay

Từ xưa đến nay, ẩm thực chay xứ Huế phát triển và khá phổ biến, việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Huế trở thành Thủ phủ của Phật giáo. Tại đàn Nam Giao – Huế có cả một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung, dành cho vua lên đó ở, ăn chay trước khi tế trời. Tục ăn chay cũng bắt đầu phổ biến ở Huế trong các tầng lớp từ dân thường đến quý tộc lúc bấy giờ.

Ghé thăm Huế vào những dịp lễ, đến các ngôi chùa ở đây, du khách sẽ được thưởng thức cỗ chay mà nhà chùa thường làm để đãi phật tử bốn phương. Mâm cỗ chay rất đơn giản chỉ gồm tương, muối, rau, dưa… đều là những sản vật do các sư, vãi cùng những phật tử trồng ngay trong vườn chùa…

Trích dẫn từ baotintuc.vn

Nguyễn Nhung

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *