Ba miền ở nước ta đều có phong tục đón Tết cổ truyền khác nhau. Người ta nhận biết phong cách đón Tết cổ truyền của gia đình dựa vào mâm cơm cúng tất, cúng giao thừa. Nếu có bánh chưng, dưa hành, thịt nấu đông thì nhiều khả năng là phong cách miền Bắc. Nếu có bánh tét, chả lụa, thịt kho tàu thì rất giống với phong cách của miền Nam. Cùng điểm qua những món ăn ngày Tết cổ truyền của người miền Nam nhé.
Mục lục
Bánh tét
Bánh chưng là hương vị Tết của miền Bắc thì bánh tét là biểu tượng của Tết miền Nam. Bánh tét miền Nam chia thành hai loại nhân là ngọt và mặn. Nhân mặn có thịt heo, nhân ngọt thường là chuối. Bánh tét được gói thành từng đòn dài chừng 15cm đến 20cm. Trước Tết chừng 10 ngày, nhà nhà bắt đầu gói bánh tét. Quá trình làm bánh rất công phu và đòi hỏi sự khéo léo. Cận Tết, cha mẹ thường mua vài đòn bánh về biếu ông bà nội ngoại. Củ kiệu ngâm hay tôm khô là món đi kèm với bánh tét rất hợp lí.
Bánh tét mang ý nghĩa của tinh thần yêu nước và tình cảm gia đình
Vào những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng, ấm lòng người lính nơi tiền tuyến, giúp họ chuyên tâm đánh giặc hơn. Nhờ chiếc bánh đó, tình cảm của vợ chồng giành cho nhau càng thêm khắng khít, tình yêu dành cho quê hương càng nồng đượm hơn.
Vua Quang Trung không chỉ có tài đánh giặc giỏi, ngài còn là người biết nghĩ đến truyền thống dân tộc khi ra lệnh cho nấu nên những chiếc bánh Tết này mỗi dịp Tết để nhắc nhở con cháu đời sau phải biết quý trọng hơn về cội nguồn của mình.
Mỗi một nguyên liệu được gói trong bánh tét đại diện cho một nguyên liệu cần thiết trong đời sống. Thịt mỡ, đậu xanh và nếp được quyện chặt vào nhau, tạo nên một món bánh mà người Nam bộ nào cũng yêu thích.
Thịt kho trứng nước dừa
Một số người bảo ngán nhưng thực ra món này rất ngon. Vào ngày giáp Tết, các bà nội trợ lo đi chợ từ sáng sớm, tìm mua những phần thịt ba rọi ngon nhất cùng với trứng vịt, nước dừa xiêm để chuẩn bị làm nồi thịt kho cho gia đình.
Chế biến món thịt kho tàu không khó, thịt ba rọi được thái thành từng phần lớn, ướp với các loại gia vị trong khoảng 30 phút. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm. Nồi thịt kho được đánh giá là thơm ngon và đẹp mắt khi nước trong nồi có màu vàng cánh gián đặc trưng.
Canh khổ qua dồn thịt
Tuy là một món ăn bình dị; nhưng canh khổ qua dồn thịt chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh theo suy nghĩ của người miền Nam. Theo truyền thống, người dân ở đây ăn món này đầu năm; mục đích để cầu mong mọi chuyện không may mắn trong năm cũ sẽ qua đi’ một năm mới bình yên, hạnh phúc sẽ đến.
Ngoài là món ăn tâm linh, món canh khổ qua còn rất thích hợp trong thời tiết nắng ấm của miền Nam; vì nó có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe.
Củ kiệu ngâm tôm khô
Giống như dưa món của người miền Trung, củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô luôn xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng quá trình chuẩn bị khá công phu. Ngay từ giữa tháng chạp, các bà nội trợ đã lo đi chợ tết tìm mua củ kiệu về để muối chua cho gia đình.
Củ kiệu được ngâm với nước tro, làm sạch rễ và lá rồi phơi nắng cho vừa héo là được. Lấy một hũ keo sạch, cho củ kiệu vào, cứ một lớp kiệu một lớp đường rồi đậy kín nắp lại. Trong khoảng 10 ngày là củ kiệu tự lên men, có thể dùng được. Khi ăn món này, người dân miền Nam thường kèm theo một ít tôm khô để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.
Xem thêm tin tức về ẩm thực miền Nam tại đây.
Trích dẫn từ amthuc365.vn
Hồng Minh