Khi bị nhiệt miệng thì nên ăn uống như thế nào để nhanh hết?

Khi bị nhiệt miệng thì nên ăn uống như thế nào để nhanh hết?

Nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) như tên gọi của nó là một bệnh xảy ra ở miệng của người bị. Các triệu chứng thường gặp là đau rát, khó chịu ở khu vực bị nhiệt, gây ra nhiều vấn đề trong ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chính vì thế mà không ít người thắc mắc khi bị nhiệt miệng thì nên ăn gì để có thể nhanh chóng giảm bớt tình trạng này.

Để giúp cho các bạn đọc có thể hiểu hơn về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về nhiệt miệng, nguyên nhân và những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn để có thể nhanh khỏi.

Tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng không phải là bệnh nặng nhưng lại gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân chính gây bệnh nhiệt miệng là do nóng trong, ăn uống nhiều thức ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Ngoài ra còn nguyên nhân từ bên ngoài như nắng nóng, nhiệt độ cao gây nóng trong người cũng khiến cho miệng bị lở loét.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi… Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ vất vả.

Khi bị nhiệt miệng thì nên ăn uống như thế nào để nhanh hết?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng phổ biến nhất là cơ thể thiếu nước và ăn thức ăn quá cay nóng. Nhiệt lượng toả ra tác động đến niêm mạc gây nên các vết loét; nếu không được xử lý sẽ loét to dần, lâu lành, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Bên cạnh đó, tác động từ ngoại lực như vô tình cắn phải lưỡi và niêm mạc gây vết trầy, cộng với thức ăn cay nóng cũng gây ra tình trạng nhiệt miệng. Một số bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ răng,…; đặc biệt với những bạn đang trong giai đoạn niềng răng, vết loét xuất sẽ nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, thiếu vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.

Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả

Khi bị nhiệt miệng thì nên ăn uống như thế nào để nhanh hết?

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhằm hạn chế tổn thương niêm mạng và làm nhanh vết thương trong miệng khi đã có loét.

Bổ sung vitamin

Khi bị nhiệt miệng bạn nên bổ sung vitamin; đặc biệt là vitamin C để giúp vết thương mau lành hơn.

Nhiều người vì sợ bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả gây đau, sót tại các vị trí bị lở miệng nhưng vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương. Vì vậy khi bị lở miệng bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ vitamin C.

Sữa chua

Khi bị nhiệt miệng thì nên ăn uống như thế nào để nhanh hết?

Người bị lở miệng có thể ăn sữa chua để giúp các vết thương ít bị cọ xát và mau lành hơn so với các đồ ăn cay, nóng, hay cứng.

Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt mới.

Cà rốt

Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là beta-carotene. Bạn có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

Ăn đồ ăn mềm, mát 

Trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, súp, rong biển,… các đồ ăn mát như dưa chuột, dưa hấu,… Đồng thời uống thêm các loại nước thanh nhiệt, giải độc như nước lọc, trà xanh, nhân trần, rau má,…

Ngoài ra, khi bị lở miệng bạn cần đặc biệt hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, tỏi , ớt,… sẽ làm chậm diễn tiến của bệnh khiến những vết nhiệt mau lành lại.

Bên cạnh ăn uống khi bị lở miệng bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng; không được vì đau mà không vệ sinh, việc vệ sinh cần nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng; vì nước muối cũng có khả năng làm các vết loét nhanh lành hơn. Và nên đi thăm khám sớm với bác sĩ nếu như các biểu hiện trên không có dấu hiệu đỡ và bạn cũng chấm dứt tình trạng lở miệng sớm hơn.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.

Trích dẫn từ benhvienthucuc.vn
Lê Sơn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *