Dọc miền Tây, đi kèm với những hàng bánh xèo thường là bánh cóng. Những chiếc bánh to bằng nắm tay, vàng khuỵu, nóng hổi, ăn kèm với mớ rau xanh, chấm miếng nước mắm chua ngọt thì có khó tính đến đâu cũng phải tấm tắc khen ngon.
Mục lục
Bánh cóng: Vì sao lại có cái tên này?
Bánh cóng không phải là loại bánh liên quan đến thời tiết lạnh giá. Cái tên này có nguồn gốc từ dụng cụ làm bánh. Đó là cái cóng. Không cần phải có ngôn từ điệu đà, người ta lấy cái cóng làm bánh để đặt tên luôn. Đọc không quen lại thành ra là bánh cống. Quả là cái tên gây nhiều “hiểu nhầm”.
Làm bánh rất công phu
Đa số bánh miền Nam đều làm từ bột gạo pha. Và bánh cóng cũng không ngoại lệ. Bánh này đòi hỏi người làm phải kỳ công một chút. Nếu không thì phải là người có nhiều kinh nghiệm làm bánh. Sau khi pha bột thì cho đậu xanh vào rồi nêm nếm vừa ăn. Trước đó cần hấp đậu xanh cho vừa chín. Điều này là để khi chiên bánh, đậu xanh vẫn giữ được mùi. Một số người làm bánh còn cho thêm khoai môn hay củ sắn, tôm, trứng gà, thịt heo băm,… Bột pha sền sệt chứ không loãng như bánh xèo, dùng hết trong ngày để tránh bị chua.
Chiếc cóng đổ bánh thường làm bằng nhôm, nhưng có nơi bằng inox, có nơi bằng tre, làm sao cho chiếc bánh cỡ nắm tay người lớn.
Chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng
Chọn tôm tươi là một khâu quan trọng. Con tôm phải còn nguyên đầu và đuôi, thân tròn lẳn, lóng lánh. Tôm ươn thì chiếc bánh coi như bỏ. Khi bánh chín, vỏ tôm giòn rụm, cắn ngập răng thấy thật thơm, thật ngọt mới đạt.
Dinh dưỡng trong tôm
Nhìn chung, tôm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại hải sản này chủ yếu được tạo thành từ protein và nước. Trung bình, dinh dưỡng 100g tôm nấu chín có:
– Năng lượng: 99 calo
– Chất béo: 0,3 gram
– Carbs: 0,2 gram
– Cholesterol: 189 miligam
– Natri: 111 miligam
– Protein: 24 gram
“Ăn tôm nhiều chất dinh dưỡng không?”
Câu hỏi “Ăn tôm nhiều chất dinh dưỡng không?” các chuyên gia trả lời: Tôm cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, nổi bật trong đó bao gồm:
– I-ốt
– Vitamin B12
– Photpho
– Đồng
– Kẽm
– Magiê
– Canxi
– Kali
– Sắt
– Mangan
Giá trị dinh dưỡng của tôm còn được đánh giá cao khi là một nguồn cung cấp dồi dào:
– I-ốt: Khoáng chất quan trọng, cần thiết cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe của não;
– Selen: Đây là khoáng chất có tác dụng giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch, thậm chí có nghiên cứu cho thấy khoáng chất này còn ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định;
– Axit béo omega-6 và omega-3: Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cần các kỹ năng gì?
Khi đổ bánh phải lắc khuôn sao cho lượng nhân và bột cân đối rồi đặt con tôm lên trên cùng. Đợi dầu sôi già, nhúng vào ngập khuôn, canh vài phút cho bánh chín vàng là vớt ra, tránh để lâu bánh bị ngấm dầu.
Trước khi chiên phải chuẩn bị rau, gồm xà lách, diếp cá, húng quế, cải bẹ, đọt xoài… Và không thể thiếu nước chấm. Pha nước mắm theo tỉ lệ thích hợp với đường hoặc nước dừa, khi ăn thì cho thêm cà rốt và củ cải thái sợi.
Cách thưởng thức cũng nhiều điều thú vị. Có người cắt bánh ra làm tư, cho vào chén với ít rau sống, rưới nước mắm lên. Có người lấy cải bẹ xanh làm lớp vỏ ngoài, cuốn với bánh và các loại rau khác rồi đẫm vào nước mắm. Người khác thì dùng tay bẻ bánh ăn để thưởng thức hương vị nguyên thủy, hoặc trộn chung với bún trong tô lớn như chả giò.
Xem thêm tin tức về ẩm thực miền Nam tại đây.
Trích dẫn từ amthuc365.vn
Hồng Minh